Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng.

Là một người gần 20 năm phụ trách hoạt động nghiên cứu pháp lý cho Quốc hội, tôi cho rằng cần thiết phải thẩm định lại lập luận trên một cách độc lập và khách quan. Trước hết, câu hỏi đặt ra là: con số 90% này đến từ đâu, và nó có cơ sở thực chứng hay không?

Dữ liệu chính thức cho thấy không có mức thuế quan nào đạt tới 90%.

Theo Báo cáo về Rào cản Thương mại nước ngoài năm 2024 của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) - nguồn tài liệu chính thức do chính phía Hoa Kỳ công bố - thì: Mức thuế MFN (tối huệ quốc) trung bình của Việt Nam là 9,4%; đối với hàng nông nghiệp là 17,1%; đối với hàng phi nông nghiệp là 8,1%.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007 và đã ràng buộc toàn bộ các dòng thuế trong biểu cam kết. Từ góc nhìn này, khó có thể tìm thấy dòng thuế nào chạm đến ngưỡng 90%.

"90%" dường như là một phép cộng mang tính hình ảnh hơn là con số pháp lý.

Con số 90% - nếu có ý nghĩa thực tế - dường như được hình thành bằng cách cộng gộp nhiều khoản thuế và chi phí mà một số loại hàng hóa nhập khẩu đặc biệt (như rượu, thực phẩm cao cấp…) phải gánh chịu bao gồm Thuế nhập khẩu (MFN); Thuế tiêu thụ đặc biệt (tính theo giá bán, thường cao hơn giá nhập khẩu); Thuế giá trị gia tăng (VAT) và một số chi phí hành chính liên quan đến kiểm định chất lượng, đăng ký lưu hành, thủ tục hải quan…

Tuy nhiên, từ góc nhìn luật thương mại quốc tế, chỉ thuế nhập khẩu trực tiếp mới được xem là "thuế quan" theo định nghĩa trong WTO và các hiệp định thương mại tự do. Các loại thuế nội địa và chi phí hành chính chỉ được coi là rào cản phi thuế quan và phải được đánh giá trong bối cảnh cụ thể.

Hơn nữa, những khoản thuế gián thu như VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng đồng đều cho cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, vì vậy không thể được xem là hành vi bảo hộ hay phân biệt đối xử thương mại.

Ngoài ra, phương pháp gộp cộng các loại thuế và chi phí thành một chỉ số duy nhất như "thuế 90%" không phản ánh đúng cách đo lường mức độ bảo hộ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong kinh tế học thương mại, người ta sử dụng các khái niệm như mức bảo hộ danh nghĩa (nominal protection rate) và mức bảo hộ hiệu dụng (effective protection rate), nhưng hai khái niệm này cũng được tính toán theo phương pháp thống nhất, có cơ sở lý thuyết rõ ràng, chứ không phải là phép cộng tùy nghi giữa các loại thuế và chi phí.

Do đó, việc sử dụng con số "90%" như một mức thuế quan là không chuẩn xác về mặt khái niệm, không hợp lệ về mặt pháp lý và thiếu thuyết phục về mặt học thuật.

Việc sử dụng con số "90%" như một mức thuế quan là không chuẩn xác về mặt khái niệm, không hợp lệ về mặt pháp lý và thiếu thuyết phục về mặt học thuật.
Việc sử dụng con số "90%" như một mức thuế quan là không chuẩn xác về mặt khái niệm, không hợp lệ về mặt pháp lý và thiếu thuyết phục về mặt học thuật.

Những khác biệt về hệ thống thuế không đồng nghĩa với phân biệt đối xử.

Mỗi quốc gia có một hệ thống thuế gián thu được thiết kế dựa trên cấu trúc kinh tế, mục tiêu chính sách và năng lực quản lý của riêng mình. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, thuế tiêu thụ đặc biệt thường được áp dụng để điều tiết hành vi tiêu dùng đối với các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có đường... Đây là chính sách nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chứ không phải nhằm phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu.

Ngay cả khi trong thực tế các mặt hàng nhập khẩu phải chịu gánh nặng thuế tổng thể cao hơn so với sản phẩm trong nước - do phương pháp tính thuế, chi phí tuân thủ hoặc định giá khác biệt - thì điều đó không mặc nhiên đồng nghĩa với sự vi phạm nghĩa vụ thương mại quốc tế, miễn là:

1. Các quy định được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

2. Không có hành vi đối xử khác biệt theo xuất xứ;

3. Quy trình ban hành, thực thi các chính sách là minh bạch và có thể dự đoán.

Trong luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt không phải là kết quả thuần túy về gánh nặng thuế, mà là quy trình và nguyên tắc áp dụng. Chính vì vậy, sự khác biệt về tổng gánh nặng thuế giữa hàng hóa Hoa Kỳ và hàng hóa nội địa Việt Nam (nếu có), cần được phân tích kỹ lưỡng và so sánh một cách hệ thống, chứ không thể lấy một số ít ví dụ đơn lẻ làm đại diện cho chính sách chung.

Hơn nữa, trong thực tiễn thương mại quốc tế, một số mặt hàng nhạy cảm như nông sản, thép, dệt may... thường bị áp mức thuế cao ở nhiều quốc gia, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, những mức thuế này không mặc nhiên bị xem là hành vi phân biệt đối xử, nếu được áp dụng theo biểu thuế công khai, không phân biệt đối tác thương mại và tuân thủ nguyên tắc MFN trong WTO.

Vì vậy, để xác lập hành vi phân biệt, không thể chỉ dựa trên mức thuế cao mà cần chứng minh sự thiên lệch trong đối xử với hàng hóa của một quốc gia cụ thể, điều mà trong trường hợp của Việt Nam, cho đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng.

Áp thuế trả đũa dựa trên con số không rõ ràng: rủi ro về pháp lý và tiền lệ.

Việc chính quyền Hoa Kỳ sử dụng con số "90%" như một lý lẽ trung tâm để áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam đặt ra một câu hỏi lớn: Liệu đó có phải là cách tiếp cận phù hợp với tinh thần pháp lý quốc tế và các nguyên tắc của WTO?

Nếu xu hướng định lượng một cách cảm tính như vậy trở nên phổ biến, hệ thống thương mại đa phương có nguy cơ mất đi sự ổn định. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể biện minh cho hành động đơn phương của mình bằng các lập luận không được thẩm định độc lập hoặc không phản ánh đúng bản chất pháp lý của sự việc.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cần nhiều hơn sự chính xác và đối thoại.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt đến cấp độ Đối tác chiến lược toàn diện. Trong bối cảnh đó, cách tiếp cận dựa trên dữ liệu đáng tin cậy, đánh giá khách quan và tinh thần đối thoại là nền tảng để xử lý khác biệt, thay vì sử dụng những lập luận mang tính biểu tượng hay cảm xúc.

Cuối cùng, việc khẳng định Việt Nam đang áp thuế quan 90% đối với hàng hóa Hoa Kỳ – nếu không có minh chứng cụ thể và hợp pháp – là một cách diễn giải thiếu chính xác. Tôi cho rằng những khác biệt thương mại – dù có – vẫn hoàn toàn có thể giải quyết thông qua các cơ chế hợp tác hiện có, với sự tôn trọng lẫn nhau và cam kết cùng hướng tới một trật tự thương mại ổn định, công bằng và dựa trên luật lệ.

baochinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Chính phủ tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng thời trên cả 03 miền Bắc - Trung - Nam các công trình, dự án quan trọng và các công trình lớn để chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dự kiến vào ngày 19/4/2025.

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Theo ghi nhận vào chiều nay (7/4), giá vàng trong nước cơ bản bình ổn, chỉ có giá vàng tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm nhanh khi rớt từ mốc 3.036 USD/ounce xuống 2.987 USD/ounce, mất 55 USD/ounce vào thời điểm buổi sáng nay.

“Cầu nối” đưa sản phẩm nông nghiệp Vĩnh Yên ra thị trường

“Cầu nối” đưa sản phẩm nông nghiệp Vĩnh Yên ra thị trường

Những năm gần đây, đến với các hội chợ trưng bày các sản phẩm nông, lâm sản của tỉnh, huyện Bảo Yên, gian hàng xã Vĩnh Yên được khách hàng ghé thăm, tìm hiểu và mua nhiều sản phẩm làm quà, trong đó có các sản phẩm mang nhãn hiệu Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Vĩnh Yên như tinh dầu quế, tinh dầu sả…

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw