Cơ chế hoạt động của vaccine ngừa ung thư Enteromix của Nga

Theo các nghiên cứu gần đây của Nga, vaccine ngừa ung thư được điều chế chính trong quá trình tìm kiếm vaccine ngừa COVID-19, theo đó vaccine thể hiện các đặc tính chống lại các khối u.

Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix.

Vaccine ngừa ung thư được tạo ra dựa trên công nghệ mARN.
Vaccine ngừa ung thư được tạo ra dựa trên công nghệ mARN.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.

Bác sỹ điều trị ung thư chính của Bộ Y tế Nga, bác sỹ phẫu thuật Andrei Kaprin, cho biết vaccine được điều chế chính trong quá trình tìm kiếm vaccine ngừa COVID-19, trong quá trình đó vắcxin thể hiện xuất sắc đặc tính chống khối u.

Bác sỹ Kaprin giải thích những cách tiếp cận chính trong phát triển vaccine ngừa ung thư của Nga bao gồm: vaccine tiêu khối u (Enteromix thuộc loại này), hoạt động theo nguyên lý “con ngựa thành Troy”: virus hoặc chất khác sẽ bám vào tế bào dẫn (protein) để tiêu diệt tế bào khối u.

Chất dẫn đưa “đầu đạn” trực tiếp đến khối u; vaccine chống u (Anti-oncovaccine) là vaccine được lựa chọn riêng cho khối u. Nó sẽ phản ứng với khối u trong con người. Nghĩa là, bằng phương pháp phẫu thuật ta lấy khối u, chọn vaccine cho nó và sau đó tiêm vaccine vào khối u và vào giường mạch; vaccine mRNA dựa trên việc giải mã DNA khối u.

Một loại vaccine cá nhân hóa đang được tạo ra để huấn luyện hệ thống miễn dịch chống lại chính loại ung thư đó. Cách tiếp cận này tương tự như các công nghệ được sử dụng để tạo ra vaccine ngừa COVID-19.

Việc thử nghiệm lâm sàng vaccine cần ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất nhằm kiểm tra độ an toàn của vaccine trên một nhóm nhỏ tình nguyện viên. Trong trường hợp Enteromix, hiệu quả cũng đang được đánh giá ở những bệnh nhân được chọn; Giai đoạn thứ hai điều tra liều lượng tối ưu của vaccine và hiệu quả ở nhóm bệnh nhân đông hơn; Giai đoạn thứ ba tiến hành với hàng nghìn bệnh nhân, kiểm tra hiệu quả của vaccine so với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn hoặc giả dược. Giai đoạn này là dài nhất và có thể mất vài năm.

Theo ước tính sơ bộ, chi phí sản xuất một liều vaccine ngừa ung thư là khoảng 300 nghìn ruble (khoảng 74 triệu đồng). Tuy nhiên dự kiến sẽ cung cấp vaccine miễn phí cho người Nga.

Để tham gia dự tuyển thử nghiệm vaccine cần gửi email đến địa chỉ vakcina-rak@nmicr.ru với chủ đề “Oncovaccine”. Email phải bao gồm họ tên đầy đủ và số điện thoại liên lạc; bản khai y tế gần nhất, bao gồm thông tin về tình hình điều trị, kết quả xét nghiệm và xét nghiệm máu (tổng quát và sinh hóa).

Tuy nhiên ngày 20/12, bác sỹ Andrei Kaprin thông báo tạm dừng tuyển chọn do số lượng đơn đăng ký quá lớn.

Các nhà nghiên cứu ung thư Nga nhắc nhở rằng thử nghiệm đang ở giai đoạn đầu và kết quả sẽ được biết sau.

Bệnh nhân được khuyến cáo rằng dù vaccine có hứa hẹn song không nên loại trừ bất kỳ phương pháp điều trị và hỗ trợ hiện có nào trong điều trị.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Pháp có Thủ tướng mới

Pháp có Thủ tướng mới

Ngày 13/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm ông Francois Bayrou làm Thủ tướng, giao cho chính trị gia trung dung kỳ cựu này nhiệm vụ đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị lớn thứ hai trong 6 tháng qua. Ông Bayrou, 73 tuổi, là Thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Macron.

Mối đe dọa khô hạn khắp hành tinh

Mối đe dọa khô hạn khắp hành tinh

Báo cáo do Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) mới công bố cho thấy, tình trạng khô hạn ở nhiều nơi trên thế giới trở nên đáng lo ngại hơn trong những thập kỷ gần đây.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 5/12 cho rằng hiện có nhu cầu cấp thiết về việc tiếp cận nhân đạo ngay lập tức với toàn bộ dân thường đang cần hỗ trợ ở Syria và quay trở lại tiến trình chính trị do LHQ bảo trợ để chấm dứt tình trạng đổ máu ở quốc gia Trung Đông này.

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Các cuộc đàm phán liên quan thỏa thuận toàn cầu về đại dịch được nối lại vào tháng 12/2024, nhằm sớm xây dựng nền tảng vững chắc để thế giới ứng phó hiệu quả các thách thức y tế trong tương lai. Giới quan sát kỳ vọng, các nhà đàm phán sẽ nắm cơ hội này để khơi thông thế bế tắc, giúp các nước “cán đích” trước thời hạn chót là tháng 5/2025.

fb yt zl tw