Thủ tướng Thái Lan chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến pháp

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra hôm 1/7 tuyên bố chấp nhận quyết định đình chỉ công tác của Tòa án Hiến pháp nước này.

Động thái trên diễn ra sau khi Tòa án Hiến pháp nhận đơn kiến nghị từ Thượng viện Thái Lan liên quan đến việc rò rỉ một đoạn ghi âm giữa Thủ tướng Paetongtarn và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Phát biểu trước truyền thông, bà Paetongtarn khẳng định tôn trọng phán quyết, cam kết giải trình trong 15 ngày tới, đồng thời gửi lời xin lỗi đến người dân Thái Lan. Bà cũng tuyên bố sẽ tiếp tục cống hiến cho đất nước dù không còn ở cương vị Thủ tướng.

Ngày 1/7, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết đình chỉ tạm thời Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra khỏi chức vụ trong khi chờ xem xét vụ kiện yêu cầu bãi nhiệm bà. Trong thời gian bà Shinawatra bị tạm đình chỉ chức vụ, Phó Thủ tướng Suriya Jungrungreangkit sẽ là quyền Thủ tướng Thái Lan, tạm thời đảm nhiệm vai trò điều hành chính phủ.

Bà Paetongtarn sẽ đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa sau cuộc cải tổ nội các được công bố cùng ngày.

Người biểu tình tập trung tại Tượng đài Chiến thắng yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra từ chức, tại Bangkok, Thái Lan, ngày 28/6
Người biểu tình tập trung tại Tượng đài Chiến thắng yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra từ chức, tại Bangkok, Thái Lan, ngày 28/6

Theo thông báo từ tòa án, họ đã chấp nhận đơn kiến nghị của 36 thượng nghị sĩ cáo buộc bà Paetongtarn thiếu trung thực và vi phạm tiêu chuẩn đạo đức theo Hiến pháp Thái Lan.

Sau khi bị đình chỉ chức vụ, bà Paetongtarn đã lên tiếng xin lỗi người dân vì những hành động gây bất an dư luận, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực hết mình vì đất nước, với ý chí phục vụ và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bà cũng nhấn mạnh luôn tôn trọng quyết định của tòa án và cam kết tuân thủ đầy đủ các thủ tục pháp lý trong thời gian tới.

Nguyên nhân dẫn đến quyết định của Tòa án Hiến pháp Thái Lan xuất phát từ việc rò rỉ cuộc điện thoại nhạy cảm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Trong cuộc gọi vào ngày 15/6, bà Paetongtarn bị chỉ trích là "đã cúi đầu trước ông Hun Sen" và coi chỉ huy quân đội Thái Lan là "thù địch".

Dù đã lên tiếng xin lỗi và giải thích đây chỉ là một chiến thuật đàm phán, nhưng sự việc đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nước. Một đảng quan trọng trong liên minh cầm quyền đã rút lui, khiến chính phủ của bà Paetongtarn chỉ còn đa số sít sao trong quốc hội, đối mặt nguy cơ bỏ phiếu bất tín nhiệm sắp tới.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

fb yt zl tw