Hội nghị quốc tế lần thứ tư của Liên hợp quốc về tài chính: Chạy đua với thời hạn

Hội nghị quốc tế lần thứ tư của Liên hợp quốc về tài chính cho phát triển vừa được tổ chức ở thành phố Sevilla của Tây Ban Nha.

Hội nghị quốc tế lần thứ tư của Liên hợp quốc về tài chính cho phát triển vừa được tổ chức ở thành phố Sevilla của Tây Ban Nha.

Lãnh đạo của hơn 70 quốc gia trên thế giới đã tới tham dự. Trong thời gian 4 ngày, hơn 4.000 người tham dự sự kiện có rất nhiều cuộc trao đổi và hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy tiến trình thực thi thành công 17 mục tiêu phát triển bền vững đã được nhất trí trong khuôn khổ Liên hợp quốc trong thời hạn đến năm 2030.

Trong tinh thần ấy, hội nghị năm nay của Liên hợp quốc phát đi tín hiệu xuất phát cho một cuộc chạy đua với thời hạn nói trên. Cuộc chạy đua này được coi là cần thiết và cấp thiết bởi cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn có khoảng 2/3 số mục tiêu chưa được thực hiện thành công ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, mức độ thiếu hụt tài chính để tài trợ cho việc thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững này vẫn còn rất lớn.

Ngoài ra, bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động với những căng thẳng về địa chính trị, nợ công của các quốc gia tăng, đầu tư cho phát triển giảm và viện trợ phát triển nói chung trên thế giới sa sút. Hoa Kỳ là quốc gia xưa nay đóng góp nhiều nhất cho viện trợ và hợp tác phát triển trên thế giới nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã từng cắt giảm tới 80% viện trợ phát triển cho nước ngoài. Hoa Kỳ cũng không tham dự hội nghị ở Sevilla.

Trước khi hội nghị chính thức bắt đầu, các bên tham dự đã thông qua văn kiện "Những cam kết Sevilla". Trong ngày hội nghị thứ hai, các bên tham gia đã thông qua văn kiện "Nền tảng hành động Sevilla". Cả hai văn kiện này thể hiện quyết tâm của Liên hợp quốc và các thành viên với những nỗ lực vượt bậc để thực hiện thành công những mục tiêu phát triển bền vững đúng thời hạn.

Trong đó bao gồm rất nhiều đề xuất và sáng kiến cụ thể để hiện thực hóa những cam kết và tuyên bố. Những giải pháp được đề cập gồm tăng cường phối hợp hành động, thúc đẩy đầu tư phát triển, giải quyết vấn đề nợ đối với các quốc gia nghèo và chậm phát triển, cải tổ hệ thống và trật tự tài chính quốc tế. Cả hai văn kiện này đều đưa ra những khuyến nghị để giải quyết vấn đề khó khăn nhất trong việc thực hiện đúng thời hạn những mục tiêu phát triển bền vững.

Trong đó, có việc khắc phục sự thiếu hụt nguồn vốn tài chính cần thiết; kêu gọi thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên Liên hợp quốc đối với việc thực hiện thành công đúng hạn những mục tiêu phát triển bền vững.

Diễn biến và kết quả của hội nghị này của Liên hợp quốc bị ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ bởi việc Hoa Kỳ không tham dự. Hội nghị còn chưa đưa ra được những cam kết cụ thể mới về tăng cường viện trợ và hợp tác phát triển trên thế giới. Sự đóng góp của giới kinh tế tư nhân vào việc thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững đã được đề cập nhưng thật sự chưa đủ mức sâu rộng nên chưa có được cơ chế hay hình thức thích hợp để có thể tranh thủ, vận động và thu hút được nguồn vốn đầu tư từ giới kinh tế tư nhân phục vụ việc thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Cả việc giải quyết vấn đề vay nợ của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước nghèo và chậm phát triển cũng chỉ được đề cập đến mà chưa có giải pháp cụ thể.

Với hội nghị này, Liên hợp quốc và các thành viên cùng các đối tác đã xốc lại quyết tâm và ý chí, đã xác định đường hướng hành động cho cuộc chạy đua với thời hạn 2030. Có thắng hay không trong cuộc chạy đua này không phụ thuộc vào hội nghị mà vào việc các quốc gia thành viên Liên hợp quốc hành động cụ thể như thế nào sau hội nghị.

hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

fb yt zl tw