Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Hệ thống biển báo chỉ dẫn trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định ở trên, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), UBND cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02Đ tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP. Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, UBND cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Trong đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng đường bộ cho tổ chức theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng. Phạm vi tài sản được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật (trừ phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí).

Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với: Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.

Về thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở Trung ương quản lý. UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý.

Nghị định quy định: Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có quyền tổ chức thực hiện khai thác tài sản theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết. Quyết định phương thức, biện pháp khai thác tài sản bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và hợp đồng ký kết. Được thu phí sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật và hợp đồng ký kết.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nghĩa vụ sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, nhiệm vụ của tài sản; không được chuyển đổi công năng sử dụng, chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác. Thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.

Ngoài ra, bên nhận chuyển nhượng cũng có nghĩa vụ thanh toán tiền chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản (bao gồm cả khoản tiền nộp bổ sung theo quy định tại điểm 1 khoản 9 Điều này) đầy đủ, đúng hạn theo quy định; trường hợp quá thời hạn thanh toán theo quy định mà bên nhận chuyển nhượng chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ thì phải nộp phạt hợp đồng; mức phạt tương đương với mức tiền chậm nộp xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Hằng năm, bên nhận chuyển nhượng phải báo cáo doanh thu từ việc khai thác tài sản nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định, gửi bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tại hội nghị triển khai Chiến dịch 90 ngày đêm thực hiện Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy đảng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải xác định rõ nhiệm vụ triển khai công tác giải phóng mặt bằng của Dự án là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành; đồng tâm hiệp lực, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tại hội nghị triển khai Chiến dịch 90 ngày đêm thực hiện Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy đảng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải xác định rõ nhiệm vụ triển khai công tác giải phóng mặt bằng của dự án là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành; đồng tâm hiệp lực, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Tại huyện Bảo Yên, những phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, cành, ngọn, mùn cưa, ván vụn… vốn bị xem là rác thải, nay đang được “hồi sinh” thành viên nén sinh học, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý chất thải trong ngành chế biến lâm sản mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Sau hơn một thập niên đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vẫn còn những “khoảng trống” về hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường gom dân sinh. Vì thiếu đường gom dân sinh nên nhiều hộ dân sống ven tuyến đường đoạn qua tỉnh Lào Cai hằng ngày đang phải bất đắc dĩ vượt qua các lối mở tạm, đi chung với xe tải, xe container chạy tốc độ cao. Những kiến nghị kéo dài nhiều năm của người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được hồi đáp thỏa đáng từ phía chủ đầu tư. 

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Sáng 04/6, UBND tỉnh tổ chức họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25 năm 2025. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

Mặc dù không nằm trên hướng tuyến dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua, huyện Bát Xát vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các khu tái định cư phục vụ cho việc di chuyển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm trong hành lang tuyến dự án trọng điểm này. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công của dự án, đồng thời ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng.

fb yt zl tw