Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước tới 3 nước châu Âu

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và hãng Tân hoa xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chiều 5/5 (giờ Paris) đã đến Pháp, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước tới Pháp, Serbia và Hungary.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân tới thủ đô Paris (Pháp), chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du ba nước châu Âu, ngày 5/5/2024.

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, thương mại, đầu tư và những vấn đề liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine được cho là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận nhân chuyến công du này của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của ông Tập Cận Bình đến Pháp sau 5 năm, đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo kế hoạch, tại Paris ngày 6/5, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Pháp đã tích cực triển khai hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Hiện nay Pháp đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu (EU) và đóng vai trò dẫn đầu trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc-EU. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Pháp trên thế giới, sau Đức, Bỉ và Italy.

Về đầu tư, theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2023, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Pháp đối với Trung Quốc đạt 21,64 tỷ USD, chỉ đứng sau Đức và Hà Lan trong số các quốc gia thành viên EU. Hiện nay, đầu tư của Pháp vào Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như xe điện, mỹ phẩm, nông sản, năng lượng hydro, hàng không vũ trụ... Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Pháp là 4,84 tỷ USD; các lĩnh vực đầu tư chủ yếu bao gồm chế tạo, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, ngân hàng, khách sạn, du lịch...

Phía Trung Quốc coi chuyến thăm này là cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương với Pháp lên một tầm cao mới, tạo xung lực mới cho quan hệ Trung Quốc-EU.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

fb yt zl tw