Trung Quốc một mặt muốn khẳng định chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một mặt lo ngại
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang thực hiện một chiến lược tương đối nhất quán ở Đông Bắc Á, đó là hòa hoãn với Hàn Quốc và tăng cường sức ép lên Nhật Bản. Chiến lược này được thể hiện rõ nét sau sự kiện Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Hòa Hàn
Hôm 23/11, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông. Đáng chú ý, ADIZ của Trung Quốc bao trùm không chỉ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo đang quản lý và Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền, mà còn cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu mà Seoul đang kiểm soát và một phần không phận xung quanh đảo Jeju của Hàn Quốc. Điều này đã gây phẫn nộ cho cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc. Chỉ vài giờ sau khi tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, Không quân Trung Quốc đã cử hai máy bay trinh sát cỡ lớn tiến hành cuộc tuần tra đầu tiên ở khu vực này.

Ngay lập tức, Hàn Quốc đã có phản ứng khá quyết liệt. Theo Yonhap, hôm 25/11, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Chen Hai lên để phản đối, trong khi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng triệu Tùy viên quân sự của Trung Quốc tại Seoul lên để truyền đạt quan điểm của mình.
Sau đó,
Vào đầu tháng 12, Hàn Quốc đã thông báo mở rộng ADIZ của mình. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc điều chỉnh ADIZ, vốn được thiết lập từ năm 1951 trong chiến tranh liên Triều. Đáng chú ý, ADIZ của Hàn Quốc chồng lấn lên ADIZ mà Trung Quốc công bố hồi tháng trước và bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu mà hai nước đang tranh chấp.
Bất chấp hàng loạt hành động mang tính thách thức trên của Hàn Quốc, Trung Quốc đã phản ứng rất kiềm chế. Hôm 9/12, Trung Quốc chỉ tỏ ý lấy làm tiếc về quyết định mở rộng ADIZ của Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi Seoul giải quyết vấn đề này một cách khôn ngoan và thích hợp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định “Trung Quốc sẽ tiếp tục liên lạc với Hàn Quốc trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.
Ép Nhật
Cũng giống như Hàn Quốc, sau khi Bắc Kinh đơn phương thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông, ngay lập tức, Nhật Bản đã phản ứng hết sức quyết liệt. Ngày 24/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết nước này không chấp nhận việc Trung Quốc thiết lập ADIZ phía trên quần đảo Senkaku mà

Một ngày sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ “quan ngại một cách mạnh mẽ” rằng hành động của Trung Quốc “có mục đích nhằm làm thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông, gia tăng tình trạng căng thẳng và gây ra sự cố bất ngờ trên vùng biển này”.
Phát biểu tại một ủy ban của Quốc hội, ông Abe khẳng định hành động đơn phương của Trung Quốc “không có hiệu lực đối với đất nước của chúng ta”, đồng thời cam kết bảo vệ lãnh thổ của nước này. Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp chống lại âm mưu thay đổi hiện trạng bằng vũ lực bởi vì, chúng tôi quyết tâm bảo vệ vùng biển và không phận của đất nước”.