Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Tối 14/5, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt thành phần phái đoàn Nga tham gia đàm phán với Ukraine. Phái đoàn sẽ do Cố vấn Tổng thống Vladimir Medinsky dẫn đầu. Ông Medinsky là cựu Bộ trưởng Văn hóa, từng làm trưởng đoàn đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3/2022.

Các thành viên khác gồm: Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Tổng tham mưu Nga (GRU) Igor Kostyukov, Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin. Tổng thống Nga cũng phê duyệt nhóm chuyên gia, bao gồm Phó Cục trưởng thứ nhất GRU Alexander Zorin, Phó Cục trưởng Cục Chính sách Nhà nước về Nhân đạo thuộc Văn phòng Tổng thống Elena Podobreyevskaya, Giám đốc Vụ các nước SNG thứ hai thuộc Bộ Ngoại giao Alexey Polishchuk, và Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quân sự Quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Nga Viktor Shevtsov.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Getty.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Getty.

Động thái này được thực hiện chỉ 4 ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. "Nga không phải bên đơn phương chấm dứt đàm phán hồi năm 2022, mà là Ukraine. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đề xuất Kiev nối lại đàm phán trực tiếp mà không đặt điều kiện tiên quyết", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp báo tại Điện Kremlin hôm 10/5. Ông đề xuất hai bên gặp nhau tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5, khẳng định Moscow quyết tâm đàm phán nghiêm túc để loại bỏ căn nguyên của cuộc xung đột, nhấn mạnh quyết định bây giờ thuộc về Ukraine.

Đến ngày 14/5, trợ lý Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov, một lần nữa cho biết Nga sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine tại Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5. Cũng theo ông Yuri Ushakov, phái đoàn Nga sẽ đàm phán về các vấn đề kỹ thuật và chính trị.

Trong một động thái phản hồi tích cực, hôm 14/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố nước này sẵn sàng tham gia "bất kỳ hình thức đàm phán nào" để chấm dứt xung đột với Nga. "Tôi đang chờ xem ai sẽ đến từ phía Nga. Sau đó tôi sẽ quyết định Ukraine nên thực hiện bước đi nào tiếp theo", ông bày tỏ. Đây được cho là phản ứng có phần mềm mỏng hơn từ phía người đứng đầu chính phủ Ukraine, bởi trước đó, cố vấn Mykhailo Podolyak, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết nhà lãnh đạo này sẽ chỉ tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có mặt.

Trong khi đó, phát biểu khi đang có chuyến thăm Copenhagen (Đan Mạch), Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak nhấn mạnh rằng chuyến đi của ông Zelensky tới Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy Kiev đã sẵn sàng đàm phán. Tuy nhiên, ông Yermak nhắc lại lập trường của Ukraine rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải diễn ra sau khi ngừng bắn.

Bên cạnh sự vắng mặt của Tổng thống Nga Putin, các quan chức Mỹ chia sẻ với Reuters vào cuối ngày 14/5 rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng cũng sẽ vắng mặt tại sự kiện trên. Ông Trump hiện đang có chuyến công du dài ngày tới Trung Đông. Trước đó, Tổng thống Trump tuyên bố chính quyền Washington sẽ từ bỏ nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình ở Ukraine nếu một trong hai bên "gây khó khăn".

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Steve Witkoff, tiết lộ ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh Moscow và Kiev cần tổ chức đàm phán trực tiếp, nếu không Washington sẽ rút lui. “Tổng thống Trump đã đưa ra tối hậu thư cho cả hai bên rằng nếu không tiến hành đàm phán trực tiếp và nếu đàm phán không diễn ra nhanh chóng, thì Mỹ nên rút khỏi tiến trình giải quyết cuộc xung đột này, bất kể điều đó có nghĩa là gì, và đơn giản là không tham gia nữa”, ông Witkoff cho biết. Theo đặc phái viên Mỹ, nếu đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine mang lại kết quả, sẽ có "cơ hội lớn để chấm dứt cuộc xung đột”.

Theo giới phân tích, kết quả cuộc đàm phán sẽ rất khó đoán bởi cả Nga và Ukraine theo đuổi các mục tiêu khác xa nhau. Tổng thống Zelensky cho rằng đàm phán sẽ được coi là thất bại nếu hai bên đề cập đến những vấn đề khác thay vì lệnh ngừng bắn. Về phần mình, Tổng thống Putin từng nhấn mạnh, ngoài khả năng thảo luận về lệnh ngừng bắn, các cuộc đàm phán sẽ cần loại bỏ "nguyên nhân gốc rễ" của cuộc xung đột.

Trong diễn biến mới nhất, Ngoại trưởng Rubio nói Mỹ nóng lòng chờ tiến triển trong hòa đàm Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng thừa nhận điều này "rất khó". "Còn nhiều việc cần làm. Chúng tôi vẫn giữ cam kết với nỗ lực. Cũng như mọi người, chúng tôi nóng lòng mong có tiến triển, nhưng chuyện đó rất khó", Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio phát biểu.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện tại Ukraine” trước khi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình ở Istanbul. Ông Guterres cho rằng lệnh ngừng bắn sẽ “mở đường cho một nền hòa bình công bằng dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”.

Theo cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw