Phản ứng của Mỹ và Ukraine sau khi Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán Nga ở Istanbul

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ không tham dự đàm phán hòa bình Ukraine-Nga thì Trợ lý của Tổng thống Zelensky, ông Mikhail Podoliak, cho rằng trưởng đoàn Liên bang Nga này không phù hợp để bàn về những “vấn đề nền tảng”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (giữa) trong cuộc gặp phái đoàn Nga (trái) và Ukraine (phải) tại thành phố Istanbul, ngày 29/3/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (giữa) trong cuộc gặp phái đoàn Nga (trái) và Ukraine (phải) tại thành phố Istanbul, ngày 29/3/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Báo The Kyiv Independent của Ukraine sáng 15/5 dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ không tham dự cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Liên bang Nga dự kiến tổ chức vào ngày 15/5 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo tin tức truyền thông đã đưa, các đặc phái viên của Tổng thống Trump là Steve Witkoff và Keith Kellogg sẽ đến Istanbul để tham gia cuộc đàm phán hòa bình đã lên kế hoạch giữa Ukraine và Liên bang Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi ông Trump tham gia các cuộc thương lượng tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump sẽ không tham dự các cuộc đàm phán hòa bình vì Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cũng không tham gia thương lượng, quan chức Mỹ nói sau khi Điện Kremlin công bố thành phần phái đoàn của mình.

Trước đó, kênh RT của Liên bang Nga tối 14/5 cho biết Tổng thống nước này, ông Vladimir Putin đã công bố thành phần phái đoàn sẽ tham gia các cuộc đàm phán được đề xuất với Ukraine, dự kiến diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5.

Đoàn đàm phán sẽ do trợ lý Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Medinsky, làm trưởng đoàn. Ông Medinsky là người từng đứng đầu phái đoàn của Moskva (Moscow) trong các cuộc thương lượng với Kiev năm 2022.

Thành phần phái đoàn còn bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Thứ trưởng Quốc phòng Aleksandr Fomin và người đứng đầu Cục Tình báo Quân sự Nga (GRU), ông Igor Kostyukov.

Bên cạnh các nhà đàm phán chính thức, ông Putin cũng công bố một nhóm chuyên gia sẽ tham gia hỗ trợ. Nhóm này bao gồm một số quan chức cao cấp trong lĩnh vực quân sự, dân sự cũng như ngoại giao.

Ông Vladimir Medinsky trong cuộc đàm phán giữa Liên bang Nga và Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29/3/2022. Ảnh: Sputnik
Ông Vladimir Medinsky trong cuộc đàm phán giữa Liên bang Nga và Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29/3/2022. Ảnh: Sputnik

Việc Điện Kremlin công bố thành phần phái đoàn của mình đã vấp phải sự thất vọng rõ ràng từ phía Kiev.

Trợ lý của Tổng thống Zelensky, ông Mikhail Podoliak, đã công kích cá nhân ông Medinsky, cho rằng quan chức Nga này không phù hợp để bàn về những “vấn đề nền tảng” (không được nêu rõ).

“Không, dĩ nhiên là không, đây không phải là hình thức phù hợp. Tổng thống (Ukraine) không thể gặp, đặc biệt là với ông Medinsky vì địa vị của ông ta không rõ ràng”, ông Podoliak tuyên bố.

Vào ngày 11/5 vừa qua, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã mời Ukraine tham gia đàm phán trực tiếp tại “tại nơi mà chúng từng bị gián đoạn” vào năm 2022 – Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) sau khi từ chối lời kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5, do châu Âu, Ukraine và Mỹ hậu thuẫn.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản hồi bằng cách chấp nhận lời mời, tuyên bố rằng ông sẵn sàng gặp người đồng cấp Putin tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5.

Vào hôm 14/5, theo RT, truyền thông Ukraine đưa tin rằng Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky, sẽ đến Istanbul cùng với một số quan chức cấp cao, bao gồm Chánh văn phòng Tổng thống Andrey Yermak, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov và Bộ trưởng Ngoại giao Andrey Sibiga. Tuy nhiên, thành phần cụ thể của đoàn đàm phán Ukraine dự kiến sẽ do chính ông Zelensky quyết định tại chỗ.

“Chúng luôn nằm trong chương trình nghị sự – làm thế nào để đảm bảo một giải pháp ổn định và đáng tin cậy cho tình hình, trước hết là bằng cách giải quyết tận gốc cuộc xung đột này, xử lý các vấn đề liên quan đến phi phát xít hóa chế độ Kiev, và bảo đảm công nhận thực tế mới hình thành gần đây, bao gồm cả việc các vùng lãnh thổ mới gia nhập vào Liên bang Nga”, ông Ryabkov phát biểu.

Thứ trưởng Ryabkov dường như đang đề cập đến các vùng Kherson, Zaporizhzhia, cũng như hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, vốn đã được sáp nhập vào Liên bang Nga vào cuối năm 2022 sau một loạt các cuộc trưng cầu dân ý. Trước đó, sau cuộc đảo chính Maidan năm 2014 tại Kiev, Crimea cũng đã tách khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga thông qua trưng cầu dân ý.

Vị quan chức cấp cao này từ chối đưa ra bất kỳ dự đoán nào về kết quả tiềm năng của cuộc đàm phán sắp tới, nhưng nhấn mạnh rằng Moskva cam kết đàm phán “một cách nghiêm túc và có trách nhiệm”.

“Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự đoán nào. Câu hỏi này nên được đặt ra cho những nhà tài trợ của chế độ Kiev và chính Kiev. Liệu họ có sẵn sàng đàm phán hay không? Chúng tôi có ấn tượng mạnh rằng với cách tiếp cận hiện tại, những nhân vật này có thể được mô tả là không có khả năng đàm phán”, ông Ryabkov nhận định.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ukraine thông qua luật cho phép đa quốc tịch

Ukraine thông qua luật cho phép đa quốc tịch

Quốc hội Ukraine ngày 18/6 thông qua dự luật cho phép công dân Ukraine có đa quốc tịch trong một nỗ lực giảm nhẹ cuộc khủng hoảng nhân khẩu học và tăng cường quan hệ với cộng đồng người Ukraine ở nước ngoài.

ASEAN - Hàn Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược

ASEAN - Hàn Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 17/6, tại Jakarta, phái đoàn Hàn Quốc tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức Diễn đàn Kết nối ASEAN - Hàn Quốc 2025 với chủ đề "Hợp tác ASEAN - Hàn Quốc về Kết nối: Đánh giá kế hoạch tổng thể và cơ hội theo Kế hoạch Chiến lược kết nối ASEAN".

EU đạt thỏa thuận nâng cao hiệu quả thực thi bảo vệ dữ liệu xuyên biên giới

EU đạt thỏa thuận nâng cao hiệu quả thực thi bảo vệ dữ liệu xuyên biên giới

Ngày 16/6 (giờ Brussels), Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) dưới sự chủ trì của Ba Lan, quốc gia Chủ tịch luân phiên, cùng Nghị viện châu Âu, đã đạt được thỏa thuận tạm thời về một đạo luật mới nhằm tăng cường hiệu quả thực thi Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) trong các vụ việc xuyên biên giới.

Các nước kêu gọi Israel và Iran chấm dứt hành động quân sự

Các nước kêu gọi Israel và Iran chấm dứt hành động quân sự

Trong bối cảnh xung đột leo thang nhanh chóng giữa Israel và Iran, các nhà lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế tiếp tục kêu gọi hai bên chấm dứt hành động quân sự, khởi động đối thoại để giải quyết bất đồng, đồng thời cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng từ các chiến dịch tấn công và đáp trả giữa hai bên hiện nay.

ASEAN đẩy mạnh đàm phán với Mỹ trước hạn chót tạm hoãn thuế nhập khẩu

ASEAN đẩy mạnh đàm phán với Mỹ trước hạn chót tạm hoãn thuế nhập khẩu

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong bối cảnh thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày sẽ kết thúc vào ngày 9/7 tới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đẩy mạnh đàm phán với Washington, đồng thời thúc đẩy phối hợp trong khối nhằm tạo lập quan điểm chung trong ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa xác nhận thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã hoàn tất, chỉ còn chờ phê duyệt chính thức từ ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thỏa thuận đề cập đến các mặt hàng chiến lược như đất hiếm, đồng thời tái khẳng định cam kết trao đổi giáo dục giữa hai nước.

Châu Á đối mặt khủng hoảng dân số

Châu Á đối mặt khủng hoảng dân số

Châu Á đang trên đà tiếp bước châu Âu trở thành “lục địa già”, với tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động và tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh. Các quốc gia trong khu vực đang tìm giải pháp thích ứng với “cơn sóng thần màu xám”.

fb yt zl tw