Chiến công không nổ súng

LCĐT - Lão Sếnh đang mặc quân phục sửa sang cho chỉnh tề, chợt chiếc điện thoại rung chuông báo có cuộc gọi đến. Màn hình không hiện tên người gọi, tưởng ai gọi nhầm nên lão nhấn nút để trả lời cho họ biết. Đầu bên kia lên tiếng: “Có phải chú Sếnh ở Lào Cai không? Tôi, Cà Văn Khún ở Sông Mã, Sơn La đây!”. “Ô! Em chào Bê trưởng. Sao Bê trưởng có được số điện thoại của em?”. “Tôi đi Hà Nội tình cờ gặp mấy người ở Lào Cai cùng đơn vị cũ nên mới biết số máy của chú!”.

Qua đường dây điện trời, hai người tíu tít gần nửa tiếng đồng hồ tâm sự chuyện cũ, hỏi thăm việc mới. Nghe lão Sếnh nói đi dự kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định ngừng bắn trên đất nước Lào do Ban liên lạc quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu bên Lào tổ chức, người Trung đội trưởng cũ nói như ra lệnh: “Trong chiến đấu đồng chí rất mưu trí, dũng cảm, nhưng tác phong sinh hoạt lại quá xuề xòa, luộm thuộm, chả biết bây giờ thế nào? Có đại biểu của bạn Lào đến dự nên đồng chí phải ăn mặc nghiêm chỉnh, đeo huân - huy chương đầy đủ, nhất là phần thưởng của nước bạn Lào mới là tôn trọng họ! Rõ chưa?”. Tay trái cầm điện thoại, tay phải giơ lên ngang trán, giọng lão Sếnh nghiêm chỉnh: “Báo cáo cựu Bê trưởng! Rõ!”.

*

*    *

Hai người chào tạm biệt nhau, lão Sếnh vào buồng lấy chiếc hộp đựng huân - huy chương, cẩn thận gài lên ngực áo. Giữa mấy tấm Huân chương của Nhà nước Việt Nam, lão cẩn thận cài tấm Huân chương Xa La Lợt do Nhà nước Lào tặng. Ngày ấy, khi cắm cờ xong, chiến sĩ Sếnh phải cấp tốc lên đường chuyển sang đội công tác ngoại tuyến gồm cán bộ, chiến sĩ thông thạo tiếng Mông và tiếng Lào. Mãi nửa năm sau, đọc báo của quân đội Pa-thét Lào, Sếnh mới biết đêm bí mật bò lên chốt 1.864, mình được tặng thưởng Huân chương Chiến công kèm theo danh hiệu dũng sĩ. Bây giờ lão Sếnh vẫn nhớ như in ngày ấy…

*

*    *

… Cách đây 50 năm, khi hội nghị Viêng-Chăn giữa Mặt trận Pa-thét Lào và Chính phủ Hoàng gia Lào ra bản dự thảo về lập lại hòa bình và hòa hợp dân tộc có nội dung: Đến 12 giờ trưa ngày 22/2/1973 ngừng bắn hoàn toàn trên lãnh thổ Lào thì lực lượng của phe nào ở đâu phải ở nguyên đó, đồng thời phải cắm cờ đánh dấu vị trí của mình. Lúc đó, tiểu đội của Sếnh đang đi cắm cờ tại các điểm cao thuộc vùng giải phóng. Khi xuống đến gần cao điểm 1.864, nơi lính Vàng Pao chiếm giữ thì hết số cờ mang theo. Chỉ còn 2 ngày nữa là hiệp định Viêng-Chăn có hiệu lực, nhưng còn dãy núi Phu Sam Sao nằm bên kia cao điểm 1.864 không có lực lượng của ta chốt giữ. Nếu cắm cờ được ở đó thì hành lang Phu Sam Sao sẽ như mũi dao uy hiếp sào huyệt của Vàng Pao.

Bởi cắm cờ giữ đất là rất quan trọng trong lúc này nên Trung đội trưởng Cà Văn Khún trực tiếp chỉ huy tiểu đội Sếnh. Anh bảo: “Sếnh à! Cả đi và về tiểu đoàn lấy cờ phải mất gần hai ngày thì không kịp. Chúng ta chỉ có 5 người, không đủ lực lượng lên chốt giữ mỏm đầu và mỏm cuối Phu Sam Sao. Nhưng nếu cắm được cờ là chúng ta giữ được địa bàn hiểm yếu nhất!”. Nhìn yết hầu trung đội trưởng liên tục lên xuống, Sếnh biết anh đang lo lắng nuối tiếc. Đúng lúc đó, chiếc máy bay vận tải của địch vè vè bay ra, lượn trên cao điểm 1.864, mỗi vòng lượn nghiêng cánh là một chiếc dù trắng thả hàng xuống cao điểm. Bê trưởng Khún quay lại phía sau gọi: “Đồng chí Được đâu, đưa ống nhòm ra đây!”. Vừa quan sát bằng ống nhòm, Bê trưởng vừa mỉm cười: “Cờ ở trên chốt kia rồi!”. Sếnh ngỡ ngàng hỏi: “Sao hở anh? Hay là đơn vị nào đánh chiếm nên đã cắm cờ nhưng bọn trong căn cứ Long Chẹng tưởng quân nó vẫn ở đó nên cho máy bay ra tiếp tế. Hay là…”.

*

*    *

Trung đội trưởng gọi mọi người đến hội ý và thống nhất đêm nay phải đột nhập bằng được lên cao điểm 1.864. Nửa tiếng sau, cả 5 người phải rẽ rừng, không đi theo đường mòn để vừa tránh gặp địch, vừa tránh vấp phải mìn. Tuy chỉ cách cao điểm 1.864 chưa đầy 2 cây số đường chim bay nhưng do phải vừa đi vừa xóa dấu vết nên gần năm giờ chiều mới đến khe cạn gần chốt địch. Trung đội trưởng Khún phân công hai tân binh mới là Được và Thành làm nhiệm vụ gác để Sếnh và Minh ngủ lấy sức tối đi tiền nhập. Chừng nửa tiếng sau, Minh lên cơn sốt rét, người nóng hầm hập, mồ hôi vã ra như tắm, hết sốt cao là đến rét co rúm người, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập. Được và Thành ôm chặt lấy nó để truyền hơi ấm nhưng vô vàn con ký sinh trùng sốt rét chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi vẫn thi nhau khiến người Minh run lẩy bẩy. Gọi Sếnh lại, anh Khún nói: “Để hai cậu kia trông coi Minh, còn anh và chú sẽ lên cao điểm phỉ!". Sếnh lắc đầu: “Anh phải ở lại vì anh là con độc nhất của liệt sĩ, lại vừa về cưới vợ. Mà chỉ còn một, hai ngày nữa là ngừng bắn, nếu chẳng may anh lên chốt xảy ra chuyện không hay thì em ăn nói với mế và chị Ẻn ra rao… Một mình em lên cũng được vì nó có nặng lắm đâu!”. Anh Khún gắt: “Đồng chí không lo. Năm, sáu năm bom đạn đều tránh tôi, lần này tôi hy sinh thế nào được. Phải có thêm người. Một mình đồng chí sẽ chậm thời gian, tôi sẽ đi!”. “Thế ai chỉ huy bộ đội!”. “Tôi chứ ai!”. “Không! Anh phải ở lại!”. “Ở đây tôi là tổ trưởng tổ đảng, là trung đội trưởng, đồng chí mới vào Đảng nên phải gương mẫu chấp hành mệnh lệnh của tôi!”. “Đấy! Là chỉ huy nhưng anh chưa tính phương án tối ưu nhất. Nếu cả hai cùng lên, chẳng may bị thương vong thì lấy người đâu thực hiện nhiệm vụ kế tiếp!”. Cuối cùng Sếnh đưa ra phương án được Khún chấp nhận là khi đến chân chốt thì anh sẽ ở lại yểm trợ và nếu cần thì mới thay thế Sếnh.

*

*    *

Đêm cuối tháng trời quang mây, sao dày đặc tỏa ánh sáng xuống mờ mờ đủ cho quan sát địa hình, địa vật. Đến gần chân chốt, Sếnh quay lại nắm chặt tay Khún thì thầm: “Anh yên tâm, phía này là hậu phương của địch nên chúng chủ quan không canh gác như phía mình. Em sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ!”. Đi chừng mươi bước, Sếnh quay lại nhìn Khún đang khuất dần trong màn đêm. Hơn một năm chung sống với nhau, Sếnh rất khâm phục người trung đội trưởng mưu trí và gan dạ. Mấy lần theo anh Khún lên đột kích điểm, lần nào vào đến giữa đồn nhưng địch vẫn không hay biết. Mùa mưa năm ngoái, địch càn ra vùng giải phóng, bao vây nơi đóng quân, anh Khún vẫn điềm tĩnh bóc lương khô ra ăn, mặc cho đạn bay chíu trên tán lá rừng. Khi toán phỉ đi đầu chỉ còn cách năm, sáu mét, anh tung quả lựu đạn mỏ vịt, rồi vừa bắn vừa vọt qua xác mấy thằng phỉ, chạy ra bãi trống lao sang bìa rừng bên kia. Tưởng chỉ có mình anh, bọn phỉ quay lại đuổi theo bắn xối xả. Đơn vị chớp thời cơ rút lui an toàn. Những lần phòng ngự trên chốt, bị máy bay đánh bom rồi đến bọn bộ binh xông lên, nhưng với sự chỉ huy mưu trí, dũng cảm của anh, cao điểm vẫn đứng vững giữa mây trời lồng lộng.

Đến vạt đất trống do địch phát quang lên tận đỉnh đồi để dễ dàng quan sát, bỗng một tiếng bụp nổ nhỏ rồi trên trời chiếc pháo sáng hắt xuống mặt đất sáng như ban ngày, soi rõ từng hòn đá nhỏ như đầu ngón tay. Trong tấm dù ngụy trang, nằm bất động chờ cho ánh pháo sáng tắt hẳn, Sếnh mới nhanh nhẹn bò tiếp, vừa bò, vừa khua nhẹ bàn tay xuống mặt đất phía trước dò mìn.  Sếnh phát hiện ra một tảng đá to tựa chiếc vung chảo. Nhẹ nhàng lùa bàn tay dưới gầm tảng đá trống hoác, chạm phải hai hòn đá tròn to như nắm tay gối hờ lên nhau đỡ tảng đá. Ở nhà, đi bẫy chim sóc, Sếnh vẫn thường làm bẫy   theo kiểu này, rắc một vài hạt ngô bên trong, nếu chim, thú nhỏ chui vào, hai hòn đá nhỏ sẽ rời ra và sập tảng đá đè chết con vật. Luồn tay sâu hơn, Sếnh chạm phải vật tròn như ống bơ thịt hộp, đó là quả mìn chống tăng. Sếnh có ngờ đâu cách đặt cạm bẫy đánh chim thú của tổ tiên mình truyền lại, bây giờ trở thành bẫy người dã man. Nếu hòn đá sập, quả mìn chống tăng đang lạnh ngắt này ngay lập tức nổ và cả thân thể Sếnh bị nát vụn bay ra xa hàng chục mét. Sếnh quờ tay rút hai chiếc nạng gỗ nhỏ dắt trên thắt lưng, nhẹ nhàng nống tảng đá lên. Đoạn xoay cho quả mìn nằm nghiêng rồi gạt chốt an toàn lại không cho kim hỏa hoạt động. Sếnh thở phào nhẹ nhõm tiếp tục bò lên. Chỉ bò chừng ba, bốn mét, Sếnh lại phát hiện ra quả lựu đạn mỏ vịt được đè bằng hòn đá nhỏ chừng nắm tay. Cẩn thận một tay nắm chặt mỏ vịt, một tay Sếnh quờ lên thắt lưng rút sợi lạt, buộc chặt quả lựu đạn không cho nó thể hiện sức mạnh giết người.

*

*     *

Vừa bò, vừa dò gỡ tới năm, sáu quả mìn các loại rồi lần lượt vượt qua hai hàng rào cũi lợn rồi tiếp đó là hai hàng rào bùng nhùng như lò đều được buộc ống sữa bò hay hộp thịt, nếu có người động vào là nó tự phát ra tiếng động. Gần hai giờ sáng, Sếnh mới tiếp cận được mục tiêu khi bọn địch đang say sưa trong giấc ngủ. Sếnh vừa cuộn chặt chiến lợi phẩm thứ nhất, bất giác tên lính gác đi về phía anh, Sếnh lăn xuống hào chờ nó đi qua rồi mới nhẹ nhàng như con sóc theo sau nó đến hầm thông tin, nơi địch để pháo hiệu, soi mặt đồng hồ có dạ quang để chọn loại cần, sau đó theo lối tiền nhập trở về.

Mười một giờ trưa ngày 22/2/1973, cả đại đội lính Vàng Pao chốt trên cao điểm 1.864 nhốn nháo hoảng loạn nhìn các ngọn núi suốt dãy Phu Sam Sao toàn thấy cờ màu đỏ như màu pháo hiệu của chúng. Chúng đâu biết rằng đêm qua, một chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã bí mật đột nhập nơi chúng chiếm đóng, lấy chiếc dù trắng cùng năm quả pháo hiệu màu đỏ làm thuốc nhuộm cờ. Suốt hai tiếng đồng hồ, cả cao điểm 1.864 im lặng như tờ, không một bóng giặc. Hai chiếc máy bay phản lực hùng hổ lao ra cắt mấy loạt bom xuống cao điểm để xóa sạch những gì quân bộ binh bỏ lại. Từ  ngọn núi cao nhất trên dãy Phu Sam Sao, nơi lá cờ cuối cùng được cắm, Trung đội trưởng Khún và Sếnh cùng các chiến sĩ reo hò sung sướng khi bọn lính Vàng Pao đã phải bỏ chạy khỏi cao điểm 1.864...

Lào Cai, tháng 1/2023

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật "Vinh quang Tổ quốc Việt Nam"

Chương trình nghệ thuật "Vinh quang Tổ quốc Việt Nam"

Tối 3/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), chào mừng Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập Báo Đại biểu Nhân dân (5/10/1988-5/10/2023), Báo Đại biểu Nhân dân chủ trì, phối hợp với một số đơn vị tổ chức Chương trình nghệ thuật 'Vinh quang Tổ quốc Việt Nam'.

“Vũ điệu cao nguyên” bừng sáng cung đường

“Vũ điệu cao nguyên” bừng sáng cung đường

Với chủ đề “Vũ điệu cao nguyên”, chương trình Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè 2023 khiến không gian đường phố Bắc Hà trở nên sôi động và đầy náo nhiệt trong chiều 3/6.

Mãn nhãn màn khai mạc Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023

Mãn nhãn màn khai mạc Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023

Tối 2/6, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023 - DIFF 2023 khai mạc. Dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước; ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành phố cùng hàng ngàn du khách và người dân Đà Nẵng.

Ngày Quốc tế Yoga năm 2023 sẽ diễn ra tại hơn 35 tỉnh, thành Việt Nam

Ngày Quốc tế Yoga năm 2023 sẽ diễn ra tại hơn 35 tỉnh, thành Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 9, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội sẽ tổ chức Ngày Quốc tế Yoga tại hơn 35 tỉnh, thành Việt Nam, bao gồm các địa điểm nổi bật như đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai), hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) và các địa điểm khác trên cả nước. Dự kiến sẽ có hơn 10.000 người tham gia các sự kiện này.

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học và làm theo Bác

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học và làm theo Bác

Trong khuôn khổ Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', hoạt động quảng bá đã phát huy tương đối hiệu quả vai trò 'thiết chế văn hóa' trong việc tuyên truyền, giới thiệu gương điển hình tiêu biểu, tài liệu, ấn phẩm, tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề trên.

Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi Toàn quốc 2023

Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi Toàn quốc 2023

Diễn ra từ ngày 31/5-10/6, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Cuộc thi và triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023 có 401 bức tranh được trưng bày và trao giải thưởng được tuyển chọn từ hơn 38 nghìn tác phẩm dự thi của các em thiếu niên, nhi đồng trên toàn quốc.

Độc đáo đường chỉ thêu của người Xá phó

Độc đáo đường chỉ thêu của người Xá phó

Bao đời nay, người Xá Phó thôn Nậm Rịa, xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) sống bình yên bên núi rừng. Gắn bó với thiên nhiên, nên đời sống sinh hoạt, văn hóa của họ cũng mang đậm hơi thở vùng cao. Điều này được thể hiện rõ nét qua những đường thêu của phụ nữ Xá Phó tái hiện cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống lao động miền sơn cước dung dị và nhiều ý nghĩa.

Điện ảnh và du lịch: Đồng hành để phát triển

Điện ảnh và du lịch: Đồng hành để phát triển

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy: Phim ảnh và âm nhạc là con đường để 'tiếp thị' hình ảnh đất nước, con người nhanh, hiệu quả. Sở hữu kho tài sản khổng lồ về bối cảnh phim nhưng điện ảnh Việt Nam vẫn chưa thật sự 'làm giàu' được từ khối tài sản này, là điều trăn trở của các cơ quan quản lý và các nhà sản xuất phim.

"Bên trong vỏ kén vàng" gợi nhớ nhiều tên tuổi lớn của điện ảnh châu Á

"Bên trong vỏ kén vàng" gợi nhớ nhiều tên tuổi lớn của điện ảnh châu Á

Ngay khi công chiếu tại Tuần lễ đạo diễn (La Quinzaine des cineástes/ Directors' Fortnight) trong khuôn khổ Liên hoan phim Cannes lần thứ 76 năm 2023, phim dài đầu tay của đạo diễn Phạm Thiên Ân 'Bên trong vỏ kén vàng' (Inside The Yellow Cocoon Shell) đã nhận được khen ngợi từ cả phía giới chuyên môn và khán giả.

fb yt zl tw