Bảo Yên:

Chế biến gỗ xuất khẩu gặp nhiều khó khăn

LCĐT - Do khó khăn về thị trường tiêu thụ nên gần 1 năm qua, các nhà máy của Công ty Cổ phần MDF Bảo Yên đã phải tạm dừng nhiều dây chuyền sản xuất, hiện chỉ duy trì một số bộ phận với vài chục công nhân hoạt động cầm chừng.

Khu đất rộng hơn 2 ha gồm nhà máy ván tre, nhà máy ván dán, nhà máy ván thanh trước đây nhộn nhịp xe container ra, vào bốc hàng thì nay vắng vẻ, gỗ và tre nguyên liệu chất đầy sân bãi.

Năm 2021 và nửa đầu năm 2022, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng nhà máy vẫn duy trì sản xuất. Năm 2021, doanh thu của công ty đạt hơn 150 tỷ đồng. Việc làm và đời sống cho hơn 400 cán bộ, công nhân, người lao động được đảm bảo với thu nhập bình quân 7 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Đầu năm 2022, công ty đầu tư thêm dây chuyền thiết bị đồng bộ, khép kín, bao gồm các công đoạn bóc ván, sấy ván, xếp tấm, ép nguội, ép nóng, chà mặt, dán mặt, cắt cạnh, chà bóng thành phẩm, công suất 100.000 m3/năm. Hoạt động sản xuất được duy trì tốt và hy vọng sau khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ là giai đoạn bứt phá, bởi mọi điều kiện sản xuất đã được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, nửa cuối năm 2022, hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bắt đầu khó khăn. Từ đầu năm 2023 đến nay, công ty chưa ký được đơn hàng nào đi Bắc Mỹ - đây vốn là thị trường chủ lực nên điều này đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất. Trong khi đó, đơn hàng đi Hàn Quốc, Nhật Bản thì quá rẻ và vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt nên không đủ bù chi phí sản xuất.

"Những tưởng dịch Covid-19 qua đi thì nhu cầu thị trường tăng, nhưng thực tế ngày càng khó khăn. Nguyên nhân thị trường khó khăn là do ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine khiến kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ giảm, đặc biệt là tại các nước EU và Bắc Mỹ là 2 thị trường chính xuất khẩu các sản phẩm ván gỗ cao cấp của nhà máy"

- Ông Nguyễn Cảnh Hoàng Danh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần MDF Bảo Yên -

Các khu nhà sản xuất trống hơ, trống hoác, sản phẩm tồn kho chất đầy các nhà máy. Công ty đã phải cho tháo rời một số dây chuyền sản xuất mới được đầu tư, cất vào kho để bảo quản.

Hoạt động sản xuất khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ gỗ, tre cho người dân tại các vùng nguyên liệu. Công ty Cổ phần MDF Bảo Yên đã ký kết với các xưởng ván bóc trên địa bàn và thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng của người dân ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn và một số huyện giáp ranh ngoài tỉnh như Lục Yên, Yên Bình (Yên Bái), Quang Bình, Bắc Quang (Hà Giang), tổng cộng hơn 50.000 m3 nguyên liệu để sản xuất ván dán xuất khẩu. Nay thì mọi hoạt động đều bị đình trệ.

Phó Giám đốc Nguyễn Cảnh Hoàng Danh buồn bã cho biết: Những tưởng dịch Covid-19 qua đi thì nhu cầu thị trường tăng, nhưng thực tế ngày càng khó khăn. Nguyên nhân thị trường khó khăn là do ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine khiến kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ giảm, đặc biệt là tại các nước EU và Bắc Mỹ là 2 thị trường chính xuất khẩu các sản phẩm ván gỗ cao cấp của nhà máy.

Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đang điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam, cho rằng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Thị trường trong nước thì chủ yếu là các đơn hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp, đối tác thanh toán chậm nên rất khó sản xuất.

Ông Danh cho biết, để giữ chân công nhân tay nghề cao đã gắn bó với nhà máy suốt thời gian qua, công ty vẫn duy trì một vài dây chuyền sản xuất nhằm tạo việc làm và cung ứng cho một số đối tác trong nước.

Công ty đang sản xuất thử nghiệm vỏ sàn container cho Tập đoàn Hòa Phát, nếu sản phẩm đạt các tiêu chuẩn theo quy định và được đối tác chấp thuận thì tới đây sản phẩm của nhà máy sản xuất ván tre sẽ không phải lo đầu ra.

Ông Danh cũng thông tin, Đoàn kiểm tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khảo sát tại các nhà máy và chứng thực sản phẩm xuất khẩu sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và hy vọng tới đây, DOC không áp mức thuế chống bán phá giá, từ đó việc đưa sản phẩm trở lại thị trường Hoa Kỳ sẽ thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw