Chầu văn – một hình thức trong tín ngưỡng thờ đạo Mẫu

Tín ngưỡng thờ đạo Mẫu (trong đó có múa hát Chầu văn) vừa được quốc tế công nhận là di sản của thế giới - niềm tự hào của dân tộc ta.

Hát Chầu văn bắt đầu từ một tín ngưỡng dân gian xa xưa, khi con người tin vào sự có mặt của các thần thánh, chư tiên hầu hạ Ngọc Hoàng Thượng đế - Người sáng lập ra trời đất. Họ chia thế gian làm 3 giới: Thiên đình, Âm phủ và Thủy phủ. Mỗi giới đều có vị thần riêng. Nhiệm vụ của các thần ấy là che chở cho loài người chống lại mọi sự quấy nhiễu của yêu quái.

Một thanh đồng đang biểu diễn chầu văn.
Một thanh đồng đang biểu diễn chầu văn.

Việc liên hệ thường xuyên giữa "người trần" với các vị thần ấy phải thông qua các nhân vật trung gian như đạo sĩ, phù thuỷ, các ông đồng, bà cốt. Từ những nhân vật trung gian này “đẻ” ra các "con công đệ tử", các điện thờ. Có nơi ngồi đồng hầu bóng là một tốp vài người, có nơi chỉ có một người và từ đó hình thành nên một loại diễn xướng khá phức tạp nhưng phong phú, mà ca nhạc đóng một vai trò quan trọng. Đó là lối hát Chầu văn. Có vùng còn gọi là Hầu văn (Trung bộ), hát bóng (Nam bộ). Hát Chầu văn rất chú trọng đến cung văn. Cung văn là một người vừa đàn giỏi hát hay, vừa là một thầy cúng chuyên nghiệp thuộc nhiều làn điệu và bài văn. Phụ họạ cho cung văn có nơi còn thêm người đánh thanh la, trống phách…

Từ đời Lê, Lý, Trần rồi những năm 20 đến 40 của thế kỷ vừa qua, là thời kỳ thịnh vượng của hát Chầu văn - bởi đó là những năm "Đồng, Đình, Đắt, Đám". Đi kèm với hát Chầu văn phải kể đến múa thiêng với "khăn chầu, áo ngự" theo từng nhân vật. Người lên đồng đóng vai những thần thánh với đầy đủ cá tính, nhất là khi được thăng hoa về mặt hưng phấn. Họ hát lên ở trong lòng và dồn ra những động tác múa - với những động tác cách điệu, ước lệ: múa kiếm, múa nón, múa khăn, múa chèo đò… trong các bài “Quan Giáng”, “Ông Hoàng Mười”, “Cô Bơ”…

Lời trong hát Chầu văn hầu hết là ca ngợi các vị thần thánh, các ông hoàng, bà chúa theo thể thơ lục bát (6/8) hoặc song thất lục bát (7-7/6-8), hay thể thơ 7 từ, 4 từ. Trong khi hát có thêm các tiếng đệm như “i”, “a” hoặc điệp lại lời. Ông quan nào, ông hoàng nào, cô nào, cậu nào đều có riêng bài bản nấy. Người trong giới khi nghe không thể lẫn vào đâu được".

Trong hát Chầu văn miền Bắc có nhiều điệu như: dọc, cờn, xá, phú, nhịp 1, chèo đò... Ở miền Trung có các điệu như: Đằng, Thải, Tẩu, Rơi, sắp long lanh... Lối hát bóng ở miền Nam cũng mang đặc điểm và quy luật của phong cách hát Chầu văn miền Bắc và miền Trung, một số điệu có chịu ảnh hưởng của hát Bội với các hơi Đào, hơi Nam...

Trong thời kỳ cải lương phát triển ở Hà Nội những năm đầu của thế kỷ XX, Chầu văn còn thu nhập cả điệu "xang xừ líu" và một số điệu khác theo thị hiếu lúc bấy giờ. Ngoài giọng hát thì cây đàn Nguyệt đóng một vai trò chủ đạo, có nơi còn thêm đàn Cò (Nhị) và bộ gõ để diễn tả sự dồn dập, vui tươi, bổng trầm, khoan nhặt...

Loại trừ hủ tục "lên đồng", lợi dụng nó để mê hoặc lòng người, chúng ta "gạn đục khơi trong" của thể ca nhạc cổ truyền này để phục vụ đắc lực cho đông đảo quần chúng yêu thích khi một nội dung lành mạnh đáp ứng những yêu cầu và tình cảm mới của thời đại. Điều đó mấy chục năm qua ở các địa phương trên miền Bắc cũng như ở các tỉnh miền Nam sau ngày giải phóng cũng đã đổi mới để phát huy hiệu quả của thể loại này - bằng cả hát và múa - trong sinh hoạt văn nghệ quần chúng, cũng như trong các chương trình biểu diễn trên sâu khấu chuyên nghiệp.

Những năm 60 của thế kỷ vừa qua, nhiều đoàn nghệ thuật đã dàn dựng nhiều tiết mục hát Chầu văn. Khá nhiều giọng hát Chầu văn có phong cách biểu diễn mới, có lối hát hấp dẫn mượt mà đã chiếm được cảm tình của khán giả cũng như thính giả như: Kim Liên, Thế Tuyền, Bạch Phượng, Thanh Hoài, Minh Phúc, Thái Hùng, Hoàng Thanh, Trung Sinh... trong đó có nhiều người đã được Nhà nước ghi nhận và khen tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú.

NSND Kim Liên ở đoàn chèo Nam Định, sau những dịp sang biểu diễn ở Paris (Pháp) cũng như một số nước khác về cho biết: Các bạn quốc tế cũng rất thích lối hát Chầu văn của Việt Nam, đặc biệt là những người Việt Kiều ở xa Tổ quốc khi nghe hát đã như gợi nhớ những kỷ niệm không phai nơi quê hương xứ sở và rất vui khi được thưởng thức lại những món ăn tinh thần cổ truyền của dân tộc.

Từ việc chỉ phục vụ trong các điện miếu với đối tượng "lên đồng", ngày nay các làn điệu hát Chầu văn đã được khai thác phát huy trong cuộc sống mới. Bên cạnh giữ nguyên lời cổ, còn có lời hát mang nội dung mới, phục vụ rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, góp phần "khơi nguồn" trong toàn bộ nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú đa dạng. Tín ngưỡng thờ đạo Mẫu (trong đó có múa hát Chầu văn) vừa được quốc tế công nhận là di sản của thế giới - niềm tự hào của dân tộc ta./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Một ngày cuối thu, tôi ghé thăm căn phòng ở tầng 3 căn hộ của Khu đô thị Bitexco (thành phố Lào Cai) nơi có hơn 20 thành viên của xưởng “Núi Rừng Handmade” đang miệt mài với công việc móc len. Nhìn ánh mắt chăm chú vào từng sợi len, kim móc, những đôi tay dẻo dai, thoăn thoắt khiến tôi nhớ đến câu chuyện về nàng Bân đan áo cho chồng.

Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Tối 9/11, chương trình “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya 2024” đã diễn ra trong sự hào hứng chờ đón của hàng ngàn khán giả tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024.

Công nghiệp văn hóa từ góc độ chất liệu truyền thống

Công nghiệp văn hóa từ góc độ chất liệu truyền thống

Văn hóa bản địa, văn hóa truyền thống là tài nguyên vô tận cho phát triển công nghiệp văn hóa ở nhiều lĩnh vực, nhưng không phải ai cũng thu được thành công. Vậy mà có một chàng trai đã kể những câu chuyện mới từ chất liệu cuộc sống, chất liệu văn hóa truyền thống, đó là Nguyễn Việt Nam, người sáng lập doanh nghiệp sáng tạo Tired City.

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Từ thổ cẩm truyền thống, phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Sa Pa đã tạo ra sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những người chắp nối cho những sản phẩm thổ cẩm ấy là chị Trần Thị Hiền, dân tộc Tày, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ thổ cẩm Việt Nam (phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa).

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

Chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức với chủ đề "Hội tụ tinh hoa ngàn năm - Vươn mình trong kỷ nguyên mới" sẽ lần lượt diễn ra tại Brazil và Saudi Arabia trong tháng 11, 12 tới đây, tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới của chuỗi hoạt động quảng bá quốc gia.

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Với sự “nở rộ” của các cửa hàng kinh doanh hoa tươi, thị trường hoa tại thành phố Lào Cai cũng dần bắt kịp xu hướng cắm hoa hiện đại, mới lạ và độc đáo. Dạo quanh các shop hoa tươi, mọi người đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh người cắm hoa tỉ mẩn, chăm chút tác phẩm nghệ thuật của mình. Với họ, cắm hoa không chỉ là nghề mang lại thu nhập mà còn được thỏa sức sáng tạo, để mỗi tác phẩm là một phiên bản nghệ thuật độc đáo.

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân, du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/ 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

fbytzltw