Chấn chỉnh tinh thần thực thi nhiệm vụ

Tại hội nghị với các địa phương nhằm triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2024, Bộ Nội vụ nhận định, hiện nay, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao dẫn đến chậm tiến độ, giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và niềm tin của người dân, doanh nghiệp.

3.jpg
Ảnh minh họa.

Thực tế người đứng đầu chính quyền các cấp nhiều nơi cũng nhấn mạnh một số công chức, viên chức thời gian qua chưa đề cao trách nhiệm, chưa công tâm, khách quan trong hoạt động công vụ và hoạt động nghề nghiệp; ý thức kỷ luật lao động chưa cao, chưa chấp hành tốt quy định về văn hóa công sở, quy định về nếp sống văn minh. Một số nơi, cán bộ vi phạm quy định về việc sử dụng thời gian làm việc; đạo đức công vụ chưa tốt; một số người lợi dụng vị trí công tác để tư lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng nêu trên là công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ về nghĩa vụ, đạo đức công vụ, văn hóa công vụ, tinh thần trách nhiệm và quy định về kỷ luật, kỷ cương của một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, quyết liệt. Trách nhiệm quản lý của lãnh đạo các cấp, nhất là người đứng đầu chưa kịp thời, chậm phát hiện cá nhân vi phạm, khi phát hiện thì xử lý xuê xoa, rút kinh nghiệm chung chung, dẫn đến nhiều cán bộ, công chức, viên chức “nhờn”, chấp hành không nghiêm túc; từ đó làm suy giảm ý thức trách nhiệm, coi thường kỷ cương, kỷ luật, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.

Hiện nay nội quy, quy chế của nhiều cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, có nơi còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở dễ bị lợi dụng vi phạm, trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ, việc thực hiện nhiệm vụ chưa thường xuyên, còn nặng tính hình thức, làm cho có.

Theo phản ánh, hiện nay nội quy, quy chế của nhiều cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, có nơi còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở dễ bị lợi dụng vi phạm, trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ, việc thực hiện nhiệm vụ chưa thường xuyên, còn nặng tính hình thức, làm cho có.

Ngày 23/5/2024, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thể chế hóa Quy định số 148, Bộ Nội vụ vừa đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định số 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức với nội dung mới, quan trọng nhất là bổ sung quy định về tạm đình chỉ công tác đối với công chức trong trường hợp cần thiết, nhấn mạnh hành vi cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao; sẽ bị tạm đình chỉ công tác và xem xét xử lý trách nhiệm.

Nội dung này khi được ban hành và triển khai nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả kịp thời cả trước mắt và lâu dài, có tác dụng lan tỏa sâu rộng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người thừa hành nhiệm vụ. Nhưng gắn với đó, cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp mang tính bền vững, nhất là việc thực hiện Nghị định số 73/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung nhằm xây dựng môi trường công vụ thuận lợi để đội ngũ yên tâm thực hiện trách nhiệm. Đây được xác định là khâu mấu chốt để thực hiện việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm.

Yêu cầu đặt ra nữa là các cấp, ngành, địa phương cần chú trọng hơn nữa việc động viên, khen thưởng tổ chức, cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin về sai phạm trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ và hoạt động nghề nghiệp; coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng là các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện. Bởi vì, để nêu cao tinh thần trách nhiệm, yêu cầu đặt ra trước hết là phải xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức thì tổ chức, đơn vị đó mới hoạt động hiệu quả.

Mặt khác, để động viên, khuyến khích khắc phục thói lười biếng, vô trách nhiệm, ỷ lại, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phát hiện và xử lý kịp thời những cá nhân vi phạm, thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống; kịp thời rà soát, thay thế hoặc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, để trì trệ công việc được giao.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw