Chăm hoa, hoa “nở” ra tiền

LCĐT - Đó là tâm sự và cũng là những câu chuyện có thật của người trồng đào ở làng hoa Thái Vô, Na Ó, xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng).

Những ngày gần tết, thôn Thái Vô và thôn Na Ó rộn ràng hơn bởi không khí lao động khẩn trương bên những vườn đào. Mọi công việc đều hướng đến mục tiêu để những gốc đào nở hoa đúng dịp tết Nguyên đán, mang đến niềm vui cho cả người chơi hoa và người trồng hoa. Trong ngôi nhà xây khang trang còn thoảng mùi sơn mới, ông Trần Thế Phu, 60 tuổi, thôn Thái Vô không giấu được niềm vui: Có được cơ ngơi khang trang, có ô tô để đi, tất cả đều nhờ vào vườn hoa đào ngoài kia!

Các chủ vườn đào chuẩn bị đào tết cho thị trường.
Các chủ vườn đào chuẩn bị đào tết cho thị trường.

Nói rồi, ông dẫn tôi ra tham quan vườn hoa của mình với hàng trăm cây đào đang trong thời kỳ chăm sóc đặc biệt để chúng bung nụ đúng dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Chỉ tay vào những cây đào đã được tuốt lá, đào đất xung quanh gốc, ông Phu cho biết: Hoa đào bắt đầu được trồng ở thôn cách đây gần hai chục năm. Làm nghề trồng đào phải vất vả chăm sóc quanh năm. Sau rằm tháng Giêng, khi khách thuê đào chơi tết trả lại vườn, chúng tôi bắt tay vào ươm cây, tạo thế, ghép gốc, bón phân, đốn cành... Chính vì thế, vất vả chăm sóc cả năm nhưng khi thu về chỉ trong vòng hơn một tuần dịp tết. Năm nào thời tiết không thuận lợi, mùa đông không quá lạnh, không làm chủ được kỹ thuật, hoa đào nở sớm thì năm đó coi như mất tết.

Theo ông Phu, đa số gốc đào to trong vườn đã được khách hàng đặt trước. Không chỉ có khách hàng trên địa bàn tỉnh mà còn có nhiều khách ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, do đó ông đã mở thêm dịch vụ giao hàng tận nhà. Tùy vào từng gốc đào mà giá bán và cho thuê cũng khác nhau, thấp nhất là 200 nghìn đồng, cao nhất lên tới hàng chục triệu đồng.

Để có được những gốc đào rừng cổ thụ, ông Phu phải rong ruổi khắp nơi tìm kiếm, mua rồi thuê người đào và mang về nhà chăm sóc, cấy ghép các mầm đào bích, đào phai vào thân đào rừng. “Thông thường, mỗi gốc đào rừng được cấy ghép mầm phải trải qua 2 năm thuần hóa, chăm sóc thì mới trở thành một cây đào hoàn chỉnh. Mất thêm 1 năm tỉa tót, tạo dáng là có thể bán ra thị trường”, ông Trần Thế Phu chia sẻ.

Trên địa bàn thôn Thái Vô và thôn Na Ó hiện có hơn 20 hộ trồng đào, nơi đây cũng được mệnh danh là “làng đào Nhật Tân” thu nhỏ. Nghề trồng đào cảnh phát triển đã 20 năm, ban đầu được một hộ ở Thái Vô trồng thử nghiệm khi học hỏi kỹ thuật từ làng hoa Nhật Tân (Hà Nội). Nhờ chăm sóc đúng cách, lại hợp thổ nhưỡng, dần dần nghề trồng đào cảnh được nhân rộng và đến nay trở thành “làng hoa” với hơn 10 ha đào. Hầu hết chủ vườn áp dụng khoa học - kỹ thuật trong trồng đào, nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn nhiều so với các loại hình sản xuất nông nghiệp khác trên địa bàn. Nhiều hộ xây được biệt thự, mua được “xế hộp”… cuộc sống ngày càng sung túc.

Ông Trần Thế Phu bên những gốc đào cổ thụ.
Ông Trần Thế Phu bên những gốc đào cổ thụ.

Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi đến tham quan vườn đào của chị Trần Thị Ngân, thôn Na Ó. Chỉ cách Quốc lộ 70 vài bước chân, hàng trăm cây đào bích, đào phai đang được chăm chút tỉ mỉ. Chị Ngân cho biết: Đây là thời điểm quan trọng nhất trong năm của các chủ vườn đào. Nếu không tuốt lá đúng thời điểm thì đào sẽ không nở hoa vào dịp tết. Để có được những cây đào đẹp, nở hoa đúng dịp, nhà vườn trải qua nhiều thời gian, nhiều công đoạn, vất vả chăm sóc và đôi khi phải đánh cược với thời tiết.

Chị Ngân cho biết, trồng và chăm sóc đào đòi hỏi phải tỉ mỉ, 2 tháng gần tết là thời điểm quan trọng nhất, quyết định đến thành bại của một năm. Có thời điểm chị phải thuê 20 người làm. Trước khi lên chậu, những gốc đào phải được tỉa bớt rễ, tiếp đến là công đoạn tuốt lá. Tuốt lá tuy không khó nhưng lại cần đến sự khéo léo của đôi tay, ngoài việc không để bị gẫy cành thì tuốt lá đúng cách sẽ giúp cây đào nở nhiều hoa hơn. Những cây đào thân nhỏ thì đơn giản, còn những cây đào thế được cấy ghép vào thân cây đào rừng cao 2 - 3 m thì khó di chuyển, mất nhiều công hơn.

Bỏ công bỏ sức nhiều là vậy nhưng nghề trồng đào như “đánh bạc” với thiên nhiên, năm được năm mất chẳng thể biết trước được. Năng suất và sinh lời cũng phải phụ thuộc vào thời tiết, thị trường. Tuy nhiên, nghề trồng đào đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

fb yt zl tw