Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Sản xuất lúa trong nước ổn định là điều kiện để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu gạo.

Sản xuất lúa trong nước ổn định là điều kiện để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu gạo.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,07 triệu tấn gạo, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch 1,37 tỷ USD, tăng 40%.

Cạnh tranh với các nước xuất khẩu

Theo Cục Trồng trọt, tính đến ngày 31/3/2024, vụ đông xuân 2023-2024 tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống 1,488 triệu ha/1,5 triệu ha diện tích kế hoạch, đã thu hoạch được 1,304 triệu ha với năng suất 72,41 tấn/ha, đạt 9,444 triệu tấn lúa. Vụ hè thu 2024 đã xuống giống được 440.000 ha/1,480 triệu ha kế hoạch.

Theo Cục Trồng trọt, tính đến ngày 31/3/2024, vụ đông xuân 2023-2024 tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống 1,488 triệu ha/1,5 triệu ha diện tích kế hoạch, đã thu hoạch được 1,304 triệu ha với năng suất 72,41 tấn/ha, đạt 9,444 triệu tấn lúa. Vụ hè thu 2024 đã xuống giống được 440.000 ha/1,480 triệu ha kế hoạch.

Trong điều kiện sản xuất lúa trong nước ổn định và Ấn Độ chưa nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam đang kỳ vọng xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ tăng cả về sản lượng và kim ngạch.

Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất ngũ cốc và lương thực trong niên vụ 2023/24 (7/2023 - 6/2024) của Ấn Độ, chính phủ ước tính tổng sản lượng gạo xay xát vào khoảng 123,82 triệu tấn. Con số này thấp hơn khoảng 1% so với niên vụ trước. Tổng sản lượng ngũ cốc niên vụ 2023/24 ước khoảng 309,348 triệu tấn. Mặc dù chính phủ duy trì các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo trong thời gian dài nhưng giá gạo trong nước vẫn tăng liên tục, với giá bán sỉ trong tháng 3/2024 đã tăng gần 19% so với cùng kỳ 2023.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện nay xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu lớn như Thái Lan, Pakistan…, đòi hỏi phải gia tăng chất lượng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện nay xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu lớn như Thái Lan, Pakistan…, đòi hỏi phải gia tăng chất lượng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.

Cụ thể, nguồn tin sơ bộ từ Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, nước này đã xuất khẩu 2,5 triệu tấn gạo trong quý I/2024, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Thương mại kỳ vọng xuất khẩu gạo cả năm 2024 sẽ đạt được mức 8 triệu tấn, cao hơn mục tiêu 7,5 triệu tấn đề ra ban đầu do lo ngại sản lượng giảm.

Còn theo Cơ quan Thống kê Pakistan, nước này đã xuất khẩu 609.295 tấn gạo các loại trong tháng 2/2024, giảm khoảng 19,03% so với tháng 1/2024 và tăng 10,1% so với cùng kỳ 2023. Lũy kế xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 1,362 triệu tấn, tăng khoảng 51,55% so với cùng kỳ năm 2023. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo xuất khẩu gạo của Pakistan trong năm 2024 sẽ đạt mức 4,9 triệu tấn, tăng 8% so với 2023, nhờ tồn kho và nhu cầu thế giới cao do Ấn Độ duy trì các chính sách hạn chế xuất khẩu.

Biến động nhu cầu từ các nước nhập khẩu

Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu cũng có những biến động về sản xuất trong nước và nhu cầu nhập khẩu trong năm 2024. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhập khẩu gạo cả năm 2024 của Philippines ước khoảng 3,6 triệu tấn, tương đương năm 2023. Hiện Chính phủ Philippines dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ người trồng lúa thông qua các khoản tín dụng ưu đãi; còn nông dân dự định sẽ tăng mức độ sử dụng phân bón và các giống lai tạo để thúc đẩy năng suất. Điều này có thể sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines sẽ giảm trong thời gian tới.

Đối với thị trường Indonesia, theo báo cáo ngành hàng ngũ cốc tháng 3/2024 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ năm 2020 đến năm 2022, khối lượng nhập khẩu gạo của nước này tăng đều qua từng năm và duy trì dưới mức 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, từ năm 2023 bước sang 2024, con số này dự kiến sẽ vượt mức 3 triệu tấn do giá gạo tiêu thụ nội địa Indonesia leo thang trong suốt năm 2023 vừa qua, buộc chính phủ phải tăng cường nhập khẩu. Các nguồn cung chính của nước này là Thái Lan, Việt Nam. Tuy nhiên sự cạnh tranh cũng gay gắt hơn khi Pakistan và Myanmar cũng gia tăng thị phần nhanh chóng trong những tháng gần đây tại thị trường này.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw