Cận cảnh chiếc lồng bàn đắt nhất Việt Nam

Chiếc lồng bàn được đan bằng sợi mây trắng muốt, nhỏ như chỉ, mỏng như tờ giấy, nặng 290 gam, trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, tỉ mẩn.

Làng Phú Vinh (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) từ xưa đã nổi tiếng với nghề mây tre đan truyền thống có lịch sử hơn 400 năm. Trong số rất nhiều sản phẩm, đặc biệt nhất là chiếc lồng bàn “tuyn” của ông Trần Bá Khá (75 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Tiến (72 tuổi) được làm từ những sợi mây dài, mảnh, trắng muốt, mỏng như tờ giấy poluya.

Những chiếc lồng bàn này được vợ chồng ông Khá bắt đầu làm từ năm 2003, đầu tiên là đan từ 300 sợi mây dọc (công). Về sau sợi mây được chuốt mỏng hơn nên lên tới 1.200 công. Chỉ tính riêng làm chiếc núm lồng bàn đã mất 3 ngày, làm mâm mất 7 ngày và thêm 7 ngày đan khung. Cho đến nay, hai vợ chồng ông Khá đã cho ra đời được hơn 400 chiếc lồng bàn, với mỗi chiếc là 30 triệu đồng.

Ông Khá cho biết phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau để tạo ra một chiếc lồng bàn đạt tiêu chuẩn. Đầu tiên là phải chọn mây đều và đẹp. Sau khi mua mây về bắt đầu ngồi lóc mây, lóc những cái mấu cho nhẵn, sau đó bắt đầu chẻ. Ông thường mua khoảng 40kg mây, trải qua nhiều công đoạn khi lọc ra chỉ được khoảng 5kg mây đạt tiêu chuẩn, số còn lại thừa thì đem đi bán.

Trước khi chuốt mây, ông Khá phải quấn tay bằng những sợi vải để tránh đứt, xước tay do dăm gỗ.

Ông Khá đang chuốt sợi mây cho mỏng, mịn như tờ poluya và nhỏ như sợi chỉ để đan lồng bàn, từng động tác tỉ mỉ, cẩn thận chứng tỏ ông rất lành nghề.

Những sợi mây mỏng như tơ đạt yêu cầu, được bà Tiến kiểm tra cẩn thận.

Gắn bó đan lát từ năm 6 tuổi, với kinh nghiệm hơn 60 năm trong nghề, đôi tay bà Tiến nhanh thoăn thoắt dù bà năm nay đã 72 tuổi. “Hàng tối, tôi vẫn ngồi đan, mắt hướng vào TV, tay vẫn đan như một thói quen, không lệch một mắt đan nào”, bà Tiến nói.

Mọi chi tiết trên chiếc lồng bàn đều tăm tắp, rất tinh xảo.

Bà Tiến cho biết: “Tôi chọn lồng bàn là sản phẩm thủ công vì nó gắn bó mật thiết với các gia đình miền Bắc, gia đình nào cũng cần phải có một chiếc. Tuy nhiên, đa phần người mua các sản phẩm này là người nước ngoài, bởi giá cả của chúng hơi đắt, không vừa với túi tiền của nhiều người. Có những thời điểm khách muốn đặt làm phải đợi 5-6 tháng mới đến lượt”.

Ông Khá giới thiệu về những kỉ niệm và những thành tựu đạt được nhờ chiếc lồng bàn thủ công do hai vợ chồng sáng tạo làm ra.

Hình ảnh chiếc lồng bàn đã giải nhất Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.

VTCNews

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

fb yt zl tw