Các mũi tiến công chiến lược trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954

Bước vào chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, phân tán lực lượng cơ động chiến lược, làm thất bại Kế hoạch Nava, giải phóng đất đai, tạo thế và lực chuyển biến cục diện chiến tranh giành thắng lợi quyết định, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định điều bộ đội chủ lực Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang Lào và Campuchia mở các đòn tiến công chiến lược trên chiến trường Đông Dương.

Bộ đội Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc trong Chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954.
Bộ đội Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc trong Chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954.

Về phía đối phương, do liên tiếp thất bại trong các chiến dịch tiến công và phản công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm 1950 - 1953, thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề về lực lượng, thiệt hại lớn về tài chính. Để cứu vãn tình thế, chúng buộc phải tăng thêm quân số, thay đổi kế hoạch tác chiến và “thay máu” đội ngũ chỉ huy. Tháng 5-1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, tướng H. Nava - Tham mưu trưởng Lục quân khối Bắc Đại Tây Dương được cử làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Sau khi tới Đông Dương, H. Nava cho ra đời kế hoạch quân sự mới: “Kế hoạch Nava”.

Theo kế hoạch, quân đội Pháp trong Thu - Đông 1953 sẽ tiến hành phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, đến mùa Xuân 1954 tiến công chiến lược ở miền Nam, tới Thu - Đông 1954 sẽ chuyển lực lượng cơ động ra Bắc Bộ thực hiện các đòn tiến công chiến lược, tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng ta, giành thắng lợi quân sự to lớn, kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng, buộc ta phải đàm phán trong tình thế có lợi cho chúng. Nếu không chấp nhận những điều kiện của Pháp, chúng sẽ tiến công tiêu diệt chủ lực ta. Đây là kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự tập trung cố gắng lớn và cuối cùng của thực dân Pháp có sự giúp sức của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Thực hiện kế hoạch, H. Nava và Bộ Tổng chỉ huy quân đội Pháp tập trung một lực lượng cơ động gồm 44 tiểu đoàn (trên 50% lực lượng cơ động toàn Đông Dương) ở đồng bằng Bắc Bộ, liên tiếp mở những cuộc hành quân càn quét vùng chiếm đóng, đưa quân ra Ninh Bình, Nho Quan, uy hiếp Thanh Hóa, nhảy dù xuống Lạng Sơn, uy hiếp Phú Thọ, quấy rối ở Tây Bắc. Sau đó, tướng Pháp chỉ huy quân nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ, lấy lại Nà Sản, củng cố Lai Châu, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Tây Bắc.

Về phía ta, tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Định Hóa (Thái Nguyên), bàn về nhiệm vụ quân sự Đông - Xuân 1953-1954 nhằm làm thất bại kế hoạch Nava của địch. Trên cơ sở nhận định, phân tích tình hình của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ tư tưởng chỉ đạo chiến lược trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954. Người nhấn mạnh: “Bàn tay nắm lại thì thành quả đấm mạnh. Nếu duỗi ra thì dễ bẻ gẫy từng ngón. Ta phải có cách buộc khối quân cơ động của địch phải chia ra làm năm, làm bảy mảng mà tiêu diệt dần, làm cho chúng thất bại hoàn toàn”.

Về hướng hoạt động, “lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác làm hướng phối hợp”. Đồng thời, Bộ Chính trị xác định rõ chủ trương tác chiến trong Đông - Xuân 1953-1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do đó phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm những bộ phận sinh lực của chúng” và phương châm tác chiến là “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”.

Thực hiện chủ trương trên, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đặt kế hoạch tác chiến trên bốn hướng: Tây Bắc và Thượng Lào, đồng bằng Bắc Bộ, Trung, Hạ Lào và phát triển sang đông Campuchia, Tây Nguyên (Liên khu V). Từ giữa tháng 11-1953, quân chủ lực của ta bắt đầu tấn công theo các hướng đã định. Phát hiện hướng tấn công chủ yếu của quân ta lên Tây Bắc và sang Trung Lào, thực dân Pháp vội điều lực lượng lớn quân đội lên hướng đó, đổ bộ lực lượng quân cơ động chiến lược xuống Cánh đồng Mường Thanh, chiếm Điện Biên Phủ để bảo vệ vùng có ý nghĩa chiến lược này, đồng thời đưa một bộ phận lực lượng xuống Trung Lào nhằm ngăn chặn quân ta tiến công.

 Trước tình hình đó, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, thông qua lần cuối phương án tác chiến Đông - Xuân 1953-1954. Để tạo thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội chủ lực phối hợp mở năm đòn tiến công chiến lược trên các mặt trận Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào. So với quyết định mở các đòn trên bốn hướng (9-1953), quyết định trên của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy khi tình hình chiến sự thay đổi là hết sức đúng đắn, kịp thời.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ, ngay từ tháng 11-1953, các đơn vị bộ đội chủ lực được giao nhiệm vụ lần lượt hành quân đến vị trí tập kết ở từng mặt trận bí mật, an toàn, hình thành thế trận mới. Khi bước vào chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, ta lần lượt tổ chức các chiến dịch trên khắp các chiến trường ba nước Đông Dương: Lai Châu (từ 10 đến 31-12-1953), Trung Lào (Đợt 1: Từ 21 đến 25-12-1953; Đợt 2: từ 1 đến cuối tháng 4-1954), Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia (từ 1 đến 4-1954), Bắc Tây Nguyên (26-1/17-2-1954) và Thượng Lào (29-1/13-2-1954).

Bằng năm đòn tiến công chiến lược trên, ta chẳng những tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với hàng chục vạn dân mà còn làm phá sản âm mưu tập trung quân cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ của kế hoạch Nava. Địch buộc phải phân tán lực lượng lên Điện Biên Phủ, Trung và Hạ Lào, Tây Nguyên và Thượng Lào. Ở mặt trận sau lưng địch, quân dân ta cũng đẩy mạnh chiến tranh du kích, khiến địch luôn phải huy động lực lượng cơ động ứng phó khắp nơi. Kế hoạch Nava rơi vào tình trạng bị động đối phó.

Thực tế diễn biến trên chiến trường Đông Dương cuối năm 1953 đầu năm 1954 đã chứng minh những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến của Bộ Chính trị là đúng đắn, thể hiện tài thao lược của Ban lãnh đạo tối cao trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng. Thắng lợi to lớn của năm đòn tiến công chiến lược trên mặt trận chính diện cùng với sự phát triển của chiến tranh du kích vùng sau lưng địch đã tạo điều kiện cho bộ đội ta tác chiến chiến dịch quy mô lớn thắng lợi, đỉnh cao là trận quyết chiến chiến luợc Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

fbytzltw