Các địa phương sẵn sàng cho lễ khánh thành đường dây 500kV mạch 3

Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 diễn ra vào ngày mai 29/8 tại các điểm cầu có đường dây đi qua đã cơ bản hoàn tất.

Sáng 29/8, theo dự kiến, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) và các ban, ngành sẽ phối hợp các địa phương tổ chức lễ khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Lễ khánh thành được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính diễn ra tại Trạm biến áp 500kV Phố Nối (Hưng Yên) và kết nối trực tuyến đến 8 điểm cầu thuộc 8 tỉnh nơi có dự án đi qua.

Chương trình có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ tại điểm cầu chính tỉnh Hưng Yên, cùng với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại điểm cầu Hà Tĩnh và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tham dự còn có các lãnh đạo từ các bộ, ngành, cơ quan liên quan và lãnh đạo các tỉnh có dự án đi qua. Đặc biệt, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại các điểm cầu địa phương sẽ có phần phát biểu chào mừng và chia sẻ về những đóng góp của dự án đối với sự phát triển của địa phương.

Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 tại các điểm cầu đã cơ bản hoàn tất. Chia sẻ về công tác chuẩn bị ở Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Mai Xuân Liêm cho biết, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức khánh thành đường dây 500kV mạch 3 trên địa bàn 9 tỉnh có các dự án đi qua, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các ngành phối hợp Ban quản lý dự án của EVN và EVNNPT để thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Về vị trí, quy mô và hình thức tổ chức thực hiện, tỉnh đã phối hợp công tác bảo đảm về an ninh trật tự, chuẩn bị công tác hậu cần cho buổi lễ, đồng thời cũng rà soát, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để có khen thưởng, động viên kịp thời đối với các tổ chức và cá nhân đã có thành tích lớn trong công tác triển khai dự án qua địa bàn Thanh Hóa, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

“Đến thời điểm này, chúng tôi tin tưởng rằng, buổi lễ sáng mai sẽ thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng một cách trang trọng, ý nghĩa, tiết kiệm. Qua đó, sự kiện này cũng góp phần vào công tác tuyên truyền rộng rãi đến người dân, để người dân thấy rằng những phần đóng góp của mình vào dự án trọng điểm quốc gia ngày hôm nay đã đạt được kết quả rất tốt đẹp”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh.

Công tác chuận bị đã hoàn tất tại Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa (huyện Thiệu Hóa). (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Có mặt tại Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa (huyện Thiệu Hóa), nơi tổ chức lễ khánh thành vào ngày mai, ông Nguyễn Văn Tình - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền trung cho biết, đến thời điểm hiện tại, dù phải thực hiện khối lượng rất lớn công việc để bảo đảm tiến độ, toàn bộ dự án đã hoàn thành và đóng điện vào ngày 28/6.

Đối với các phần không liên quan đến điện, đơn vị thi công đang tập trung hoàn thiện về mặt bằng và xây dựng để cơ bản bảo đảm cho công tác khánh thành được tổ chức vào ngày mai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong khi đó, tại Nghệ An, để chuẩn bị cho lễ khánh thành dự án, tại Văn bản số 7167/UBND-CN ngày 22/8/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các sở, ngành liên quan nỗ lực, quyết liệt hơn nữa trong việc hoàn thành tất cả các hạng mục, nội dung công việc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đơn vị, địa phương nào không hoàn thành nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và lễ khánh thành dự án đoạn qua địa bàn tỉnh thì chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Công thương soát xét các việc để chuẩn bị tốt lễ khánh thành dự án. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy... trong thời gian tổ chức lễ khánh thành.

Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án các công trình điện miền trung, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lễ khánh thành dự án tại điểm cầu của tỉnh bảo đảm trang trọng, chu đáo, an toàn...

Là công trình trọng điểm quốc gia, đường dây 500kV mạch 3 có ý nghĩa rất quan trọng để tăng cường năng lực lưới điện truyền tải 500kV bắc-trung, góp phần bảo đảm cung cấp điện cho miền bắc ngay ở thời điểm hiện tại và trong những năm tới.

Dự án cũng giúp nâng cao ổn định hệ thống điện quốc gia, góp phần tăng cường truyền tải điện từ các nguồn điện khu vực Bắc Trung Bộ về trung tâm phụ tải khu vực miền bắc.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 22.300 tỷ đồng, đi qua 9 tỉnh, gồm 4 dự án thành phần với tổng chiều dài khoảng 519km, quy mô 1.177 cột, đi qua nhiều địa hình hiểm trở.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw