Bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, tầm vóc và khả năng học tập của trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Với hơn 200 học sinh bán trú, bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục thì việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nâng cao chất lượng bữa ăn luôn được Ban Giám hiệu Trường PTDT bán trú Tiểu học Nậm Chảy (huyện Mường Khương) chú trọng. Thực đơn bữa ăn được cân đối dinh dưỡng, đa dạng, thay đổi từng ngày, gồm các món xào, món mặn, món canh... Nhà trường cũng đặc biệt coi trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ chế biến, nấu ăn. Thực đơn mỗi ngày được lên sẵn, các khâu nấu nướng được giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn.

z4357109059332_49339306a1ae5918ac1d90f7eb52c616.jpg

Ông Lê Đăng Chinh, phụ trách cấp dưỡng cho biết: Khâu quan trọng nhất để có được bữa ăn đủ dinh dưỡng và an toàn cho trẻ là việc giao - nhận thực phẩm phải an toàn, rõ nguồn gốc. Khi nhận thực phẩm, nếu nhà trường phát hiện thực phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ đổi trả ngay cho nhà cung cấp. Việc vệ sinh khu vực bếp nấu luôn được thực hiện theo đúng quy trình.

Thầy giáo Phùng Thế Tùng, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Nậm Chảy cho biết: Việc tập huấn về quy trình quản lý ăn bán trú như chọn mua thực phẩm rõ nguồn gốc, có hợp đồng trách nhiệm, lưu mẫu thức ăn, các quy trình trong chế biến thực phẩm đều được thực hiện chặt chẽ. Về chất lượng dinh dưỡng, chúng tôi yêu cầu cấp dưỡng lên thực đơn từng bữa ăn, đồng thời xây dựng Ban Giám sát do Hội Phụ huynh nhà trường đảm nhiệm, có thể kiểm tra, giám sát từng bữa ăn.

z4357115877546_24dca0c7cba3c0d003c2024b51c27fdb.jpg

Không chỉ quan tâm tới chất lượng bữa ăn bán trú, thời gian qua, các trường trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm bổ sung dinh dưỡng cho học sinh. Hằng năm, các nhà trường thường xuyên phối hợp với trung tâm y tế huyện, trạm y tế địa phương tuyên truyền, giáo dục phòng, chống suy dinh dưỡng; cung cấp kiến thức dinh dưỡng hợp lý; thực hành trình diễn chế biến thức ăn dinh dưỡng cho trẻ.

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã điều tra, đánh giá đầu kỳ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 16 tuổi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 tại Trường THCS xã Nàn Sán (huyện Si Ma Cai). Tại đây, học sinh dưới 16 tuổi được thu thập các thông tin tình trạng dinh dưỡng, cân đo, đánh giá các chỉ số nhân trắc; phỏng vấn trẻ về thói quen ăn uống, sinh hoạt để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch can thiệp dinh dưỡng.

Thầy giáo Nguyễn Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường THCS xã Nàn Sán cho biết: Trong dịp này, các cơ quan y tế đã giúp nhà trường phát hiện những học sinh bị suy dinh dưỡng, từ đó thông báo cho gia đình để bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe cho các em.

Đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh vùng cao là hoạt động đầu tiên của Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025. Chúng tôi cân đo tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 16 tuổi tại 4 huyện nghèo là Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát, tìm ra trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi để có những hoạt động can thiệp.

Bà Phan Thị Nguyệt, Phó Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Ngoài ra, hằng năm, ngành y tế phối hợp hiệu quả với ngành giáo dục và đào tạo, nâng cao sức khỏe, thể chất cho học sinh, duy trì hoạt động của các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại các trường; triển khai mô hình quản lý lồng ghép và điều trị trẻ suy dinh dưỡng nặng cấp tính; các chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi; chương trình tẩy giun cho học sinh tiểu học và trẻ từ 25 tháng đến 60 tháng tuổi… Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn, căng tin trường học có học sinh bán trú, nội trú. Kết quả cho thấy 100% trường đạt các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số hoạt động y tế khác trong trường học như tiêm chủng, vệ sinh phòng bệnh, tẩy giun và bổ sung vitamin A được phối hợp triển khai đạt kết quả cao.

z4357109071588_405a85e8a304818631435b52d622dc58.jpg

Theo đánh giá của ngành y tế, công tác dinh dưỡng cho học sinh tại các trường trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm và thực hiện chu đáo, khoa học. Điều này thể hiện ở việc y tế trường học cùng tham gia xây dựng khung dinh dưỡng hợp lý. Ngành giáo dục cũng ưu tiên các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất, bố trí trang - thiết bị phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng sức khỏe học đường, nhất là y tế và bữa ăn học đường đối với các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw