Bộ Xây dựng công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Trong số đó, 4 cảng cạn thuộc thành phố Hải Phòng: Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng, Cảng cạn Đình Vũ-Quảng Bình, Cảng cạn Hoàng Thành, Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn.

Bốc xếp hàng hóa tại bến cảng của Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân cảng Hải Phòng. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)
Bốc xếp hàng hóa tại bến cảng của Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân cảng Hải Phòng. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, với 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong số đó, 4 cảng cạn thuộc thành phố Hải Phòng: Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng, Cảng cạn Đình Vũ-Quảng Bình, Cảng cạn Hoàng Thành, Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn.

Tại tỉnh Bắc Ninh có 3 cảng cạn: Cảng cạn Tân Cảng Quế Võ, Cảng cạn Tiên Sơn, Cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1.

Tại tỉnh Đồng Nai có 2 cảng cạn: Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch, Cảng cạn Tân cảng Long Bình giai đoạn 1.

8 cảng còn lại là Cảng cạn Đông Phố Mới tại tỉnh Lào Cai, Cảng cạn (ICD) Hải Linh tại tỉnh Phú Thọ, Cảng cạn Km3+4 Móng Cái tại tỉnh Quảng Ninh, Cảng cạn Long Biên tại Hà Nội, Cảng cạn Tân cảng Hà Nam tại tỉnh Hà Nam, Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc-Ninh Bình tại tỉnh Ninh Bình, Cảng cạn Phú Mỹ (giai đoạn 1) tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảng cạn Thạnh Phước tại tỉnh Bình Dương.

Bộ Xây dựng giao Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn và các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo Nghị định 38/2017/NĐ-CP, cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cảng cạn có các chức năng nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container; đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container; tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật; kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container; tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container; sửa chữa và bảo dưỡng container.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw