Bộ Công Thương yêu cầu đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Theo Kế hoạch, lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ kiểm tra, đôn đốc tại các địa bàn trọng điểm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Bộ Công Thương yêu cầu lực lượng quản lý thị trường tập trung đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc.
Bộ Công Thương yêu cầu lực lượng quản lý thị trường tập trung đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc.

Nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 và Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-TTTN nhằm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm nêu trên.

Theo đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu các đơn vị bám sát diễn biến của thị trường, tăng cường thu thập, phân tích thông tin về diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, dễ bị lợi dụng để đầu cơ, buôn lậu như các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón... Chủ động phát hiện những biến động bất thường, những vấn đề nổi cộm của thị trường, từ đó có phương án giám sát, kiểm tra và xử lý kịp thời.

Cơ quan chức năng của Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các mặt hàng thiết yếu trên các kênh bán lẻ, đại lý không chính thức, nhất là trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và các mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và số hóa trong quản lý, xây dựng hệ thống thu thập, chia sẻ dữ liệu, thông tin thị trường dùng chung trong toàn lực lượng quản lý thị trường và kết nối với các cơ quan chức năng khác nhằm kịp thời nắm bắt, dự báo nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử,” Kế hoạch nêu rõ.

Trên địa bàn quản lý, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường với vai trò cơ quan tham mưu cho Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố triển khai ngay các hoạt động giám sát, kiểm tra tại địa bàn quản lý; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc.

Ngoài ra, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cũng lưu ý Chi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để tổ chức kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất theo khu vực và lĩnh vực trọng điểm; thường xuyên rà soát, kiểm tra trên khâu lưu thông, nhất là hàng hóa vận chuyển từ biên giới, cảng hàng không quốc tế vào nội địa; các điểm kinh doanh; các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở sản xuất, làng nghề.

“Trọng tâm của kế hoạch là bám sát diễn biến thị trường, chủ động rà soát các mặt hàng có nguy cơ bị lợi dụng để đầu cơ, buôn lậu như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón... Đặc biệt, các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh,” Kế hoạch nhấn mạnh.

Cũng theo kế hoạch này, lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tại các địa bàn trọng điểm, thể hiện quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo điều hành. Tất cả các hoạt động đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là bảo vệ thị trường lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Bảo Thắng đảm bảo an toàn thi công dự án đường dây 500 kV đoạn Lào Cai - Vĩnh Yên

Điện lực Bảo Thắng đảm bảo an toàn thi công dự án đường dây 500 kV đoạn Lào Cai - Vĩnh Yên

Trong những ngày qua, dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên đang bước vào giai đoạn thi công nước rút. Là đơn vị trực tiếp quản lý lưới điện trên địa bàn, Điện lực Bảo Thắng (Công ty Điện lực Lào Cai) đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn điện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kéo dây.

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Tại huyện Bảo Yên, những phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, cành, ngọn, mùn cưa, ván vụn… vốn bị xem là rác thải, nay đang được “hồi sinh” thành viên nén sinh học, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý chất thải trong ngành chế biến lâm sản mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

Công nhân Điện lực gắn biển cảnh báo an toàn lên những cây cao có nguy cơ đổ vào đường dây điện.

Tăng cường công tác bảo đảm hành lang an toàn lưới điện

Với hơn 3.400 km đường dây trung, cao thế và 1.871 trạm biến áp, phục vụ hơn 221 nghìn khách hàng trên toàn tỉnh, hàng năm, Công ty Ðiện lực Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, đặc biệt là lưới điện cao áp. Từ đó đề phòng sự cố, giúp việc cấp điện diễn ra an toàn, ổn định.

fb yt zl tw