Bí thư đoàn xã mở lối làm giàu

Tốt nghiệp đại học, thay vì bám trụ kiếm việc làm ở đất thủ đô Hà Nội, anh Tráng Seo Xà đã quay về quê hương vùng cao Quan Hồ Thẩn (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai) khởi nghiệp với giống lê Tai Nung VH6.

Đến nay, không chỉ làm giàu cho gia đình mà anh Bí thư Đoàn thanh niên xã Tráng Seo Xà còn lan rộng mô hình trồng lê, mận tới hàng chục đoàn viên thanh niên, nâng diện tích trồng lê trong toàn xã lên hơn 200ha, giúp nhiều gia đình vượt qua khó khăn.

Mạnh dạn bỏ ngô để trồng lê, mận

Vượt hàng trăm cây số trên các cung đường đèo dốc, chúng tôi trở lại thăm Quan Hồ Thẩn và rất bất ngờ về sự thay da đổi thịt của vùng đất này so với mấy năm về trước. Từng vườn lê, mận trải dài đã thay cho những nương ngô. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết người tiên phong mang cây lê, cây mận về Quan Hồ Thẩn chính là anh Tráng Seo Xà, người dân tộc Mông, Bí thư Đoàn thanh niên xã Quan Hồ Thẩn.

Anh Tráng Seo Xà là người tiên phong trồng lê, mận ở Quan Hồ Thẩn

Anh Tráng Seo Xà là người tiên phong trồng lê, mận ở Quan Hồ Thẩn

Vừa rảo bước trong vườn lê sai quả, thơm lừng, anh Seo Xà vừa tâm sự: “Hiện cả xã có hơn 100 hộ trồng lê giống Tai Nung VH6, trong đó gia đình tôi trồng với diện tích nhiều nhất là 2,5ha. Hàng năm, gia đình thu về lợi nhuận vài trăm triệu đồng”. Khi được hỏi về nguồn vốn đầu tư, anh Xà cho biết, Quan Hồ Thẩn là xã thuộc Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của Chính phủ).

Năm 2011, gia đình anh được hỗ trợ trồng 200 gốc lê Tai Nung VH6. Qua chăm bón và thu hoạch vụ đầu tiên cho thấy lê hợp đất, hợp nước phát triển tốt, bán được giá nên từ năm 2014-2016, anh Xà trồng thêm 430 gốc và dành toàn bộ tâm huyết chăm sóc đồi lê. Cùng với lê, anh Xà còn trồng thêm 180 gốc mận giống Tả Van để đa dạng sản phẩm nông nghiệp.

Hiểu chất đất ở Quan Hồ Thẩn bạc màu, địa hình dốc dễ bị rửa trôi chất dinh dưỡng, anh Xà đào hố sâu và dùng phân chuồng ủ hoai mục, đất mùn để cải tạo đất, tránh bị rửa trôi. Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng, anh dùng dây kéo cành xuống thấp, buộc cố định vào cọc đóng dưới đất. “Phương pháp này giúp mở rộng tán cây, tăng khả năng quang hợp và tránh mưa bão làm dập, gãy cây. Những kiến thức nông nghiệp này, tôi tự mày mò học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, nhờ đó vườn lê xanh tốt, sai quả và chất lượng quả cao, bán được giá”, anh Xà cho biết.

Từ mô hình trồng lê có hiệu quả của gia đình, anh Tráng Seo Xà đã chia sẻ với bà con để cùng phát triển, vươn lên làm giàu. Điển hình là hộ bà Giàng Thị Dua ở thôn Lao Chải cùng xã, thuộc diện khó khăn, quanh năm thiếu đói.

“Trước đây, gia đình tôi chỉ biết trồng ngô thôi. Từ khi thấy Xà khuyên trồng lê, rồi được hỗ trợ cây giống, kỹ thuật nên cây tươi tốt. Nay nhà tôi có 300 gốc lê đang cho quả, tôi mừng lắm vì sẽ không còn bị đói”, bà Giàng Thị Dua kể. Theo anh Tráng Seo Xà, các hộ không chuyển đổi cây trồng ngay, họ phải thấy có người trồng thành công thì mới bỏ trồng ngô. “Vì vậy, để thay đổi nhận thức của bà con, ngoài vận động, khuyến khích thì phải người thật việc thật bà con mới tin”, anh Xà nói.

Hiện, phong trào làm kinh tế từ cây lê, cây mận nở rộ tại xã Quan Hồ Thẩn, nhất là trong đoàn viên thanh niên như Thào Seo Lù (Bí thư chi đoàn thôn Hồ Sáo Chải), Sùng Seo Sèng (Bí thư chi đoàn thôn Sín Chải)… Ngoài hàng trăm hộ chuyển qua trồng lê, mận trong thời gian qua, anh Xà cho biết tháng 11 tới, sẽ có thêm 20 hộ đăng ký trồng hơn 4.000 cây lê, nâng diện tích trồng loại cây kinh tế này trong toàn xã lên hơn 200ha.

Kết hợp mô hình du lịch

Nhận thấy giá trị của cây lê không chỉ nằm ở quả mà còn ở vẻ đẹp khi nở hoa, thu hoạch quả chín, cộng với cảnh sắc thiên nhiên của vùng cao, anh Tráng Seo Xà đã nảy ra ý tưởng phát triển mô hình du lịch từ vườn lê, tăng thêm thu nhập cho nông dân. Năm 2021, anh Xà phát động đoàn viên thanh niên trong xã khoanh vùng trồng lê, phủ xanh những đồi trọc để tổ chức Lễ hội hoa lê trắng.

Sang đầu năm 2022, lễ hội được chính quyền xã Quan Hồ Thẩn tổ chức đã thu hút 2.500 khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm vườn lê. Tiếp đó là vào mùa hè, UBND xã Quan Hồ Thẩn tiếp tục tổ chức Lễ hội hái quả lê, thu hút gần 500 lượt khách du lịch.

Tiếp nối thành công, tháng 3-2023, anh Xà tham mưu cho cấp ủy, UBND xã tổ chức Lễ hội hoa lê trắng lần 2 và thu hút trên 3.000 du khách. Để tạo điều kiện thuận lợi, thu hút du khách, anh Xà đã cùng đoàn viên thanh niên tổ chức đổ bê tông lối vào các đồi lê, dọn dẹp vệ sinh và truyền thông rộng rãi trên mạng xã hội...

Song song với phát triển kinh tế, anh Tráng Seo Xà luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người thủ lĩnh thanh niên tại xã Quan Hồ Thẩn. Trên cương vị Bí thư Đoàn xã, anh đã tập hợp thanh niên xây dựng nông thôn mới bằng các hoạt động cụ thể như: thu gom rác thải; làm mới vườn rau cho học sinh trường bán trú; tham mưu với Đảng ủy xã Quan Hồ Thẩn và Huyện đoàn Si Ma Cai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng dự án hỗ trợ phát triển kinh tế; đồng thời tổ chức các lớp dạy múa của người Mông góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Ông Giàng Seo Chùa, Phó Bí thư thường trực xã Quan Hồ Thẩn, nhận xét: “Anh Tráng Seo Xà là một tấm gương sáng, không chỉ đi đầu mang cây lê, cây mận về trồng tại địa phương đem lại kinh tế ổn định cho gia đình, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con trong xã, mà còn biết tư duy mở rộng diện tích, kết hợp phát triển du lịch rất hiệu quả”. Còn theo anh Phạm Đức Minh, Bí thư Huyện đoàn Si Ma Cai (Lào Cai), Tráng Seo Xà là một cán bộ đoàn năng động, trách nhiệm, tiên phong phát triển kinh tế, giúp bà con vươn lên làm giàu.

“Trong công tác đoàn, anh Xà luôn nhiệt tình, sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên trong thanh niên và đoàn kết, giúp đỡ các gia đình khó khăn trong xã. Tấm gương của anh Xà rất đáng được biểu dương, ghi nhận”, anh Phạm Đức Minh nhấn mạnh.

Một số giải thưởng của anh Tráng Seo Xà

Giải nhì cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp “Startup Ideas” tỉnh Lào Cai lần thứ 1-2018 với ý tưởng phát triển “Lê Tai Nung Quan Thần Sán (tên cũ của xã Quan Hồ Thẩn) sạch, chất lượng cao”; giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2022 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng; danh hiệu “Đảng viên trẻ tiêu biểu tỉnh Lào Cai” năm 2023 của Tỉnh đoàn Lào Cai.

Anh Tráng Seo Xà sinh năm 1991, là một trong số ít thanh niên tại Quan Hồ Thẩn tốt nghiệp đại học. Năm 2013, sau khi cầm trong tay tấm bằng Cử nhân Quản trị nhân lực của Trường Đại học Công đoàn, anh đã không lựa chọn ở lại thủ đô lập nghiệp mà trở về quê hương, sát cánh cùng bà con làm giàu. Năm 2017, anh được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đoàn xã cho đến nay.

Báo Sài Gòn giải phóngnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai có 551.690 ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm 86,69% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (đất sản xuất nông nghiệp 132.716 ha, đất lâm nghiệp 414.930 ha, đất nuôi thủy sản 3.623 ha, đất nông nghiệp khác 421 ha); diện tích đất chưa sử dụng là 47.194 ha (chiếm 7,41%), đây là tiềm năng để phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Hà là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Từ hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà, liên tiếp trong 2 năm (2022 - 2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện luôn nằm trong nhóm giảm cao nhất của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Hà thực hiện mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Đã qua rồi thời tư duy phấn đấu học đại học chỉ để đi công tác, làm công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Nền kinh tế thị trường đang mở ra cơ hội phát triển, làm giàu cho nhiều người, nhất là những người được đào tạo, có nền tảng tri thức cao, người luôn sẵn sàng tự “đứng trên đôi chân” để khởi nghiệp. Ngày càng có nhiều hơn những tấm gương như thế ở nhiều nơi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới hai mô hình chăn nuôi thành công tại huyện Bảo Thắng.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

fbytzltw