Bao giờ Tả Hồ, Ky Công Hồ mới có điện?

LCĐT - Là địa phương nằm cách trung tâm tỉnh lỵ chưa đầy 15 km, tưởng như đây sẽ là vùng có nhiều điều kiện phát triển, tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân ở các thôn Tả Hồ, Ky Công Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát vẫn sống trong cảnh không có điện lưới quốc gia. Thiếu điện khiến cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong việc nâng cao đời sống và phát triển kinh tế.

Các thiết bị điện đầu tư tại điểm Trường Tiểu học Ky Công Hồ đã hỏng gần hết.
Các thiết bị điện đầu tư tại điểm Trường Tiểu học Ky Công Hồ đã hỏng gần hết.

Chỉ tay còn lấm lem đất vào chiếc ti vi hỏng của gia đình, anh Chảo Cáo Trình ở thôn Tả Hồ, xã Tòng Sành chia sẻ: Đây là lần thứ 2 ti vi của gia đình tôi bị hỏng, do không có nguồn điện ổn định để sử dụng. Cách đây hơn 2 năm, thấy các hộ trong thôn mua máy phát điện nhỏ chạy bằng sức nước về lắp đặt, sử dụng điện thắp sáng, nên tôi cũng mua một chiếc về dùng. Có điện, ngoài thắp sáng bóng đèn, tôi mua ti vi về để gia đình có thêm điều kiện tìm hiểu thông tin bổ ích, học hỏi cách làm kinh tế. Nhưng chưa được bao lâu thì ti vi hỏng, khi đem đi sửa, gia đình tôi mới biết nguyên nhân là do nguồn điện không ổn định. Sửa được thời gian ngắn, ti vi lại hỏng tiếp nên gia đình đành để không, vì tiền sửa quá đắt.

Ở thôn Tả Hồ không chỉ có gia đình anh Trình mà nhiều hộ khác cũng chung hoàn cảnh. Cả thôn có hơn chục chiếc ti vi thì hầu như không còn sử dụng được. Thôn Tả Hồ có 57 hộ thì có tới 45 hộ nghèo. Những năm qua, dù người dân trong thôn đã có nhiều thay đổi trong phát triển sản xuất, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao. Trưởng thôn Tẩn Diếu Siệu cho biết: Để đáp ứng nhu cầu điện thắp sáng, thôn hiện có 55 hộ đang sử dụng máy phát điện mini tự chế, thậm chí nhiều hộ khó khăn phải dùng chung 1 máy phát điện, mỗi gia đình chỉ dùng được một bóng đèn để thắp sáng. Tuy nhiên, máy phát điện này chỉ chạy được vào mùa mưa, còn mùa khô thì các hộ đều quay lại dùng đèn dầu thắp sáng. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên xã, lên huyện đề nghị xây dựng đường điện lưới quốc gia về thôn, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Nằm cách thôn Tả Hồ 4 km, thôn Ky Công Hồ có 42 hộ dân thì có tới 36 hộ nghèo. Ở Ky Công Hồ cũng có 32 hộ đang sử dụng điện từ máy phát điện chạy bằng sức nước, trong đó có cả 2 điểm trường. Điểm trường tiểu học tại thôn Ky Công Hồ được đầu tư xây dựng từ năm 2009 theo Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em vùng khó khăn, với 3 phòng học và 1 phòng chức năng, các phòng đều được trang bị đầy đủ các thiết bị sử dụng điện như: Ổ cắm, bóng điện, quạt điện… tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm nhưng các thiết bị điện này chưa lần nào được sử dụng do không có điện. Cô giáo Đặng Thị Hồng Loan cho biết: Không có điện sử dụng ở điểm trường rất khó khăn, bởi khu vực này nằm ở trên cao, vào mùa đông, trời ẩm ướt, sương mù giăng kín, nhiều hôm trời tối không có điện để thắp sáng cho học sinh học, mở cửa lấy ánh sáng thì thời tiết lại quá lạnh. Để gỡ khó cho cô và trò, các bậc phụ huynh trong thôn đã kéo điện từ các máy phát điện đến điểm trường để thắp sáng, nhưng điện lúc có, lúc không.

Các hộ dân ở Tả Hồ, Ky Công Hồ phải dùng máy phát điện mini để sử dụng.
Các hộ dân ở Tả Hồ, Ky Công Hồ phải dùng máy phát điện mini để sử dụng.

Trao đổi với chúng tôi về những khó khăn trong việc sử dụng điện tại 2 thôn Tả Hồ và Ky Công Hồ, ông Bùi Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Tòng Sành cho biết: Trong những năm qua, xã đã nhiều lần kiến nghị với huyện, Công ty Điện lực Lào Cai về vấn đề này, nhưng việc kéo điện tới các thôn trên địa bàn mới chỉ được cho vào quy hoạch và kế hoạch. Không chỉ 2 thôn Tả Hồ, Ky Công Hồ mà trong xã hiện có một số thôn hệ thống điện cũng đang gặp khó khăn về hạ tầng lưới điện. Cụ thể, ở 3 thôn trung tâm xã thì chỉ được dùng chung một đường điện với trạm biến áp công suất nhỏ, trong khi số lượng hộ sử dụng nhiều, nên điện rất yếu, không đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Được biết, từ đầu năm 2017, huyện Bát Xát đã có kế hoạch sử dụng vốn ngân sách của huyện để xây dựng đường điện dân dụng từ xã Phìn Ngan đến thôn Tả Hồ. Sau khi hoàn thành khảo sát với sự đồng tình, ủng hộ cao của người dân địa phương trong việc hiến đất, góp công, thì đến nay, phần việc này vẫn chưa có thêm hoạt động gì, khiến người dân vẫn ngày đêm mong mỏi tới ngày có điện lưới quốc gia để sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

fbytzltw