Báo động mức độ axit hóa đại dương chạm ngưỡng nguy hiểm

Ngày 23/9, Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) công bố báo cáo cho thấy mức độ axit hóa các đại dương trên thế giới đang gần chạm ngưỡng không thể duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu.

Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong báo cáo, PIK nêu 9 ranh giới quan trọng để điều chỉnh khả năng duy trì sự sống của hành tinh. Tuy nhiên, 6 trong đó đã vượt quá giới hạn an toàn vào những năm gần đây do hoạt động của con người, trong đó có biến đổi khí hậu; các loài tự nhiên tuyệt chủng, mất môi trường sống tự nhiên và nước ngọt; gia tăng các chất gây ô nhiễm, trong đó có nhựa và phân bón hóa học được sử dụng trong nông nghiệp.

Theo công cụ Kiểm tra sức khỏe hành tinh đầu tiên của PIK, ngưỡng quan trọng đối với quá trình axit hóa đại dương có thể sớm trở thành ngưỡng thứ 7 bị phá vỡ chủ yếu vì lượng khí thải carbon dioxide (CO2) ngày càng tăng do đốt nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá và khí đốt.

Đồng tác giả nghiên cứu Boris Sakschewski cho biết khi lượng khí thải CO2 tăng lên, lượng CO2 hòa tan nhiều hơn trong nước biển khiến đại dương có tính axit cao hơn. Ngay cả khi nhanh chóng giảm phát thải, một số chỉ số axit hóa có thể vẫn tiếp tục tăng là điều không thể tránh khỏi do ảnh hưởng của lượng lớn CO2 đã thải ra và cần thời gian để các đại dương trên thế giới phản ứng. Do đó, việc ngăn không để mức độ axit hóa đại dương vượt ngưỡng tới hạn dường như là "điều không thể tránh được" trong những năm tới.

Theo PIK, nước có tính axit gây hại cho san hô, động vật có vỏ và thực vật phù du vốn là nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển, từ đó làm gián đoạn nguồn cung thực phẩm cho hàng tỷ người, đồng thời hạn chế khả năng của đại dương trong việc hấp thụ nhiều CO2 hơn nữa, làm cản trở các nỗ lực hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu.

Đồng tác giả Sakschewski cho biết thêm PIK đặt ra 9 ranh giới đối với hành tinh để cảnh báo con người không nên đẩy các hệ thống tự nhiên của Trái Đất vượt quá điểm không thể quay đầu, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc và không thể đảo ngược đối với hàng tỷ người cùng nhiều thế hệ tương lai. Cả 9 ranh giới nói trên đều có mối liên hệ với nhau nên việc vi phạm một giới hạn quan trọng trong đó có thể làm mất ổn định toàn bộ hệ thống sự sống của Trái Đất. Mặc dù vậy, điều đó cũng mang đến cơ hội vì việc giải quyết một vấn đề - như hạn chế mức tăng nhiệt trung bình của Trái Đất không quá 1,5 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp - có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho nhiều vấn đề khác nhau.

Cũng theo báo cáo của PIK, 1 trong 9 ranh giới chưa vượt ngưỡng an toàn liên quan đến tình trạng của tầng Ozon bảo vệ Trái Đất. Các hóa chất do con người tạo ra đã làm hỏng lá chắn này, gây mưa axit, nhưng nó đã bắt đầu phục hồi kể từ khi một số loại hóa chất bị cấm sử dụng vào năm 1987. Trong khi đó, ngưỡng thứ 9 liên quan mật độ các hạt nhỏ trong khí quyển có thể gây các bệnh về tim và phổi đang gần đến giới hạn nguy hiểm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết rủi ro này đang có dấu hiệu giảm nhẹ nhờ các nỗ lực của một số quốc gia trong việc cải thiện chất lượng không khí như cấm các loại ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel gây ô nhiễm nhất. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nồng độ các hạt bụi mịn vẫn có thể tăng vọt ở các quốc gia đang công nghiệp hóa nhanh chóng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

ASEAN - Trung Quốc thông qua 5 văn kiện quan trọng

ASEAN - Trung Quốc thông qua 5 văn kiện quan trọng

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27 diễn ra ngày 10/10 ở thủ đô Viêng Chăn của Lào, hai bên đã rà soát và xác định phương hướng triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Trung Quốc nhằm tăng cường kết nối và tự cường, vì lợi ích chung của Cộng đồng ASEAN và Trung Quốc.

Triều Tiên tuyên bố đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc

Triều Tiên tuyên bố đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc

Quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 9/10, đồng thời xây dựng "các công trình phòng thủ kiên cố" tại các khu vực này để đáp trả các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44 - 45

ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44 - 45

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 8/10, tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Hội đồng Điều phối ASEAN. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu tham dự các Hội nghị.

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Chiều 7/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y Sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros (sinh năm 1953) và Gary Ruvkun (sinh năm 1952) với việc phát hiện ra RNA siêu nhỏ (microRNA hay microARN), qua đó khám phá ra nguyên lý cơ bản chi phối cách thức điều hòa hoạt động của gene.

fbytzltw