Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Cờ Liên minh châu Âu tại tòa nhà của Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ.
Cờ Liên minh châu Âu tại tòa nhà của Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ.

Theo trang tin châu Âu Euronews.com, nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đặt khu vực này vào tình thế khó khăn chưa từng có. Nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cho rằng, lục địa này đang ở "thời điểm chuyển giao" quan trọng, nơi những quyết định trong hiện tại sẽ định hình tương lai kinh tế của cả lục địa.

Mặc dù nền kinh tế khu vực đồng euro ghi nhận mức tăng trưởng 0,9% vào năm 2024, cao hơn so với mức 0,4% của năm 2023 và vượt dự báo ban đầu là 0,7%, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Tăng trưởng đã bắt đầu hạ nhiệt đáng kể trong những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, báo hiệu những khó khăn phía trước.

Markus Beyrer, Tổng Giám đốc của nhóm vận động hành lang BusinessEurope, cảnh báo: "Nếu chúng ta không thực sự đưa khả năng cạnh tranh lên hàng đầu... thì đầu tư sẽ tiếp tục rời khỏi châu Âu với tốc độ chóng mặt".

Một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế châu Âu hiện nay là chính sách thương mại khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhà Trắng đã áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời đe dọa áp thuế lên đến 200% đối với rượu do EU sản xuất.

Tình hình sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều mức thuế khác đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ dự kiến được áp dụng vào đầu tháng 4, buộc EU phải xem xét các biện pháp trả đũa.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde lưu ý: "Các biện pháp trả đũa của EU và đồng euro yếu hơn - do nhu cầu của Mỹ đối với các sản phẩm châu Âu thấp hơn - có thể làm tăng lạm phát". Áp lực giá cả gia tăng này có thể gây trở ngại cho kế hoạch cắt giảm lãi suất của ECB, gây bất lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu.

Nhận thức được những thách thức này, Ủy ban châu Âu đã đưa ra kế hoạch "La bàn năng lực cạnh tranh" vào tháng 1 năm nay. Khung chính sách này nhằm thúc đẩy đổi mới bằng cách hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, đồng thời xây dựng chiến lược giảm phát thải carbon.
Kế hoạch hành động cũng tập trung vào việc củng cố chuỗi cung ứng của EU và giảm phụ thuộc, một ưu tiên cấp bách trong bối cảnh chia rẽ địa chính trị ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo EU họp thượng đỉnh bàn về chi tiêu quốc phòng, vấn đề tăng cường khả năng cạnh tranh vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự rộng hơn của EU. Khối này đang tìm cách cải thiện nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển.

"Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ bằng nền kinh tế của mình và điều này cần phải được quan tâm khẩn cấp", chuyên gia Beyrer khẳng định. Ông cho rằng châu Âu đang ở thời điểm quan trọng, nơi các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp phải cùng nhau sửa chữa những sai sót trong hệ thống để duy trì vị thế cạnh tranh toàn cầu.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Sau khi Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung lập phương án vận chuyển 194.678 tấn quặng Limonit từ mỏ sắt Quý Xa về Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Sở Xây dựng đã có ý kiến yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Đó là nhận định của đại diện Anphabe (đơn vị tư vấn giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) khi nói về xu hướng nhân sự và thị trường lao động Việt Nam những tháng đầu năm 2025, chiều 22/4.

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Mới khởi công nhưng những ngày qua trên công trường xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) khá nhộn nhịp bởi nhà thầu đẩy nhanh các hướng thi công để đảm bảo công trình hoàn thành vào tháng 9/2026, tức sau 18 tháng thi công.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 21/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tổ chức Hội nghị giao ban công tác quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới các tỉnh, thành phố trong cả nước.

fb yt zl tw