Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

LCĐT - Việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2021 - 2025 (xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững) năm 2022 trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, vướng mắc, cần có những giải pháp căn cơ tháo gỡ.

Bài 1: Nhận diện những khó khăn

Năm 2022 là năm thứ 2 triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, nhưng việc triển khai các nội dung, phần việc của năm nay khá chậm, đặc biệt là tiến độ giải ngân vốn.

Triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là động lực thúc đẩy vùng nông thôn ngày càng phát triển.
Triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là động lực thúc đẩy vùng nông thôn ngày càng phát triển.

Tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 1.162 tỷ đồng (chương trình giảm nghèo bền vững 391 tỷ đồng; nông thôn mới 207 tỷ đồng; chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi 564 tỷ đồng); tỉnh phải bố trí tối thiểu 406 tỷ đồng vốn đối ứng. Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giải ngân vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do việc triển khai gặp khó khăn, vướng mắc từ trung ương đến địa phương.

Trung ương đã ban hành 118 văn bản hướng dẫn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Với số lượng văn bản “đồ sộ” này, việc tiếp cận, đọc hiểu để triển khai là một trở ngại đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Chưa kể, một số văn bản, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành chung chung, chưa cụ thể hóa được nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ, nội dung, quy trình thực hiện.

Ví dụ như Thông tư số 02 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần thuộc chương trình, còn nhiều nội dung chưa rõ ràng; dự án 5 chưa ban hành tài liệu tập huấn nâng cao năng lực; dự án 9 chưa ban hành danh sách thôn được thụ hưởng chính sách, chưa hướng dẫn nội dung thực hiện mô hình nâng cao chất lượng dân số đối với thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người; chưa hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất (theo hình thức ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay) đối với nhóm dân tộc còn khó khăn (Mông, Hà Nhì, Phù Lá, La Chí…); chưa quy định cụ thể quy trình thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị (đặc biệt là trình tự thực hiện từ khi ký hợp đồng đến khi kết thúc dự án). Công văn số 677 ngày 3/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn bản số 2184 ngày 26/5/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện tiểu dự án 1 - dự án 5 thuộc Quyết định 1719/QĐ-TTg, đối với một số dự án đầu tư thuộc tiểu dự án thành phần, địa phương phải lập chủ trương đầu tư, đây là nội dung chưa phù hợp Luật Đầu tư công…

Đối với cấp tỉnh, nội dung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phải đặt hàng các đơn vị sự nghiệp thuộc chương trình dân tộc miền núi, chưa có định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ xây dựng đơn giá chính thức và dự toán chi tiết thực hiện (nội dung dạy tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu, truyền dạy văn hóa, khảo sát, sưu tầm...) vì đây là nội dung mới, quá trình Sở Tài chính thẩm định dự toán phát hiện chưa có định mức chi. Một số nội dung thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững phân bổ cho đơn vị cấp tỉnh dự kiến khó giải ngân đạt 100% do thời gian thực hiện cuối năm gấp rút như đào tạo nghề; một số nội dung tập huấn đã quá thời gian như rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình…

Nông dân Lào Cai chủ động triển khai các mô hình phát triển kinh tế.
Nông dân Lào Cai chủ động triển khai các mô hình phát triển kinh tế.

Trong khi đó, ở cấp huyện, việc rà soát, tổng hợp các dự án đầu tư của một số địa phương chưa sát với thực tế, phải điều chỉnh nhiều lần. Đối với những dự án đường giao thông nông thôn có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng (vượt mức quy định được áp dụng cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ), tỉnh chưa có quy trình, thủ tục quản lý đầu tư đối với các công trình đường giao thông nông thôn không thực hiện theo cơ chế đặc thù, do vậy địa phương chưa có cơ sở thực hiện. Việc quản lý, tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng thuộc Chương trình Dân tộc miền núi quy định “trường hợp không đủ năng lực, UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc làm chủ đầu tư”, nhiều huyện giao cho hội phụ nữ huyện hoặc trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện... thực hiện là không phù hợp theo hướng dẫn.

Ngoài ra, việc phân cấp cho UBND cấp xã làm chủ đầu tư một số dự án trong những năm đầu triển khai gặp khó khăn do năng lực cán bộ còn hạn chế, không thực hiện được các bước lập, thẩm định để quyết định phê duyệt dự án. Các công trình đường giao thông nông thôn giao xã làm chủ đầu tư hầu hết phải nhờ các phòng, ban chuyên môn của huyện giúp công đoạn lập và thẩm định dự án. Một số chính quyền cấp xã chưa chủ động trong triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn, còn trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của các phòng, ban cấp huyện; chưa quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia đóng góp để triển khai chương trình, dự án...

Chưa kể ở một số nơi, người dân chưa tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là trong giải phóng mặt bằng (hiến đất) để làm đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

fb yt zl tw