Tín dụng chính sách giúp nông dân vươn lên thoát nghèo

LCĐT - Những năm gần đây, nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Bát Xát phát triển tốt về cả nguồn vốn giải ngân cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

Tín dụng chính sách giúp nông dân vươn lên thoát nghèo ảnh 1
Gia đình bà Phan Thị Súy đã xây được ngôi nhà khang trang.

Đến gia đình bà Phan Thị Súy, dân tộc Giáy ở thôn Làng Pẳn, xã Quang Kim, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi trên nền ngôi nhà cũ xuống cấp vài năm trước giờ đã được gia đình bà xây dựng căn nhà mới kiên cố. Bà Phan Thị Súy bộc bạch: Trước đây, không có vốn nên sản xuất của gia đình manh mún, nhỏ lẻ, thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Năm 2019, tôi được vay 50 triệu đồng vốn tín dụng chính sách dành cho hộ mới thoát nghèo, gia đình đã mua cây giống trồng rừng và mua 1 con trâu cái về nuôi. Sau 3 năm, trâu sinh sản được 3 con nghé, năm 2021, gia đình bán 2 con trâu, thu gần 100 triệu đồng. Căn nhà này xây từ tiền bán trâu và vay thêm họ hàng.

Cùng ở thôn Làng Pẳn, gia đình bà Vàng Thị Lớn cũng vươn lên thành hộ khá khi được tiếp cận nguồn vốn vay chính sách. Gia đình bà Lớn đã vay 50 triệu đồng trồng quế, mua cá giống và thức ăn nuôi cá. Năm 2021, từ bán cá, gia đình bà thu được hơn 40 triệu đồng. Bà Vàng Thị Lớn cho biết: Trước đây, chồng và con trai lớn của tôi làm công nhân ở Vĩnh Phúc, nhưng 2 năm gần đây, do dịch bệnh nên không có việc làm, thu nhập của gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình tôi.

Bà Súy và bà Lớn là 2 trong số hàng nghìn lượt nông dân được vay vốn từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bát Xát, đã và đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

Thực hiện Chỉ thị số 17 ngày 16/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Bát Xát đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội. Huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn vay. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã bố trí 1 điểm giao dịch để thực hiện các nghiệp vụ như giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm... phục vụ các đối tượng ngay tại xã vào 1 ngày cố định trong tháng.

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bát Xát đã triển khai nhiều chương trình tín dụng: Cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo… Để đồng vốn đến đúng đối tượng và tiết kiệm thời gian, chi phí thấp nhất cho người thụ hưởng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phối hợp thực hiện ủy thác với các tổ chức hội, đoàn thể ủy nhiệm qua các tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, chất lượng hoạt động về nguồn vốn giải ngân cũng như hiệu quả sử dụng vốn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bát Xát được nâng cao. Tính đến hết tháng 3/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hơn 350 tỷ đồng, tăng hơn 7 tỷ đồng so với cuối năm 2021 và tăng 30 tỷ đồng so với năm 2020, với hơn 8.800 khách hàng dư nợ tại 14 chương trình tín dụng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Có 792 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất; 519 lượt hộ gia đình ở nông thôn được vay vốn xây dựng 1.405 công trình nước sạch và 1.405 công trình vệ sinh môi trường với số tiền 28,1 tỷ đồng; 273 lượt lao động được vay vốn để giải quyết việc làm mới với số tiền 27,1 tỷ đồng; 717 lượt hộ gia đình sinh sống tại các xã thuộc vùng khó khăn được vay số tiền 96,4 tỷ đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh; 352 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở miền núi được vay số tiền 16,2 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, tạo đất sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống; 143 lượt hộ nghèo được vay 3,4 tỷ đồng để làm nhà ở…

Ông Lê Xuân Thọ, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bát Xát cho biết: Nguồn vốn chính sách xã hội được phân bổ kịp thời cho các đối tượng vay vốn, góp phần tiếp vốn cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo việc làm, giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.

Bên cạnh những kết quả nói trên, việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội ở huyện Bát Xát cũng gặp khó khăn do người dân có nhu cầu lớn về vay vốn, nhưng nhiều hộ chưa có phương án sử dụng vốn khả thi; vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhận ủy thác vốn tín dụng có thời điểm chưa được phát huy thường xuyên...

Để việc thực hiện các chương trình tín dụng xã hội đạt hiệu quả cao hơn, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Bát Xát cần tiếp tục quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội; chú trọng kiểm tra, giám sát, hướng dẫn đối tượng vay sử dụng hiệu quả vốn vay...           

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

fb yt zl tw