Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống

LCĐT- Ngoài thời gian bận rộn công việc đồng ruộng, đã gần 30 năm nay, một nhóm phụ nữ tại thôn Chiềng 4, xã Võ Lao (Văn Bàn) cùng nhau tụ họp để khâu, may các sản phẩm thổ cẩm, trang phục truyền thống của dân tộc Tày. Những chiếc áo chàm, sản phẩm thổ cẩm đa dạng không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình, nhiều năm nay đã trở thành hàng hóa, giúp chị em nâng cao thu nhập.

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 1

Nhóm gồm 5 thành viên thường xuyên làm việc. Những lúc nông nhàn, công việc của chị em sẽ bắt đầu từ sáng sớm đến chiều tối.

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 2

5 thành viên đã có nhiều năm cùng làm việc nên đều rất thạo mọi công đoạn để khâu, dệt sản phẩm.

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 3

Mỗi ngày làm việc không chỉ giúp chị em lưu giữ nghề truyền thống, mang lại thu nhập mà còn mang đến niềm vui trong cuộc sống.

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 4

Các sản phẩm thổ cẩm như đệm ngồi, gối, chăn… được chị em tỉ mẩn từng công đoạn.

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 5

Những năm gần đây, chị em đã có sự hỗ trợ của máy may trong một số công đoạn để sản phẩm được hoàn thành nhanh hơn.

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 6

Những sản phẩm được tạo ra thể hiện sự khéo léo, đảm đang của những phụ nữ Tày.

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 7

Những chiếc áo dài của phụ nữ Tày hay các sản phẩm thổ cẩm sau khi hoàn thành...

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 8

... chị em mặc thử những chiếc áo dài.

Phụ nữ Võ Lao giữ nghề truyền thống ảnh 9

Những chiếc áo, sản phẩm thổ cẩm được chị em mang ra chợ bán.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa làm nhà ở Lồ Sử Thàng

Mùa làm nhà ở Lồ Sử Thàng

Những ngày này, thôn vùng cao Lồ Sử Thàng, xã Dìn Chin (huyện Mường Khương) như một công trường lớn khi đồng bào dân tộc Nùng nơi đây tranh thủ những tháng mùa khô xây nhà, dựng cửa. Với truyền thống đoàn kết giúp nhau làm nhà, trải qua nhiều thăng trầm, Lồ Sử Thàng nay đã khoác lên mình chiếc áo mới với những căn nhà xây khang trang như biệt thự.

Mùa bưởi đưa hương

Mùa bưởi đưa hương

Mỗi năm, cứ đến mùa hoa bưởi là khắp đường làng, ngõ xóm thôn Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng lại ngan ngát hương bưởi. Hương thơm theo làn gió khi dịu nhẹ, man mác, khi nồng nàn, đắm say. Mùa bưởi bung nở cũng là lúc người dân tranh thủ ướp trà hoa bưởi, để mỗi ấm chè đãi khách lại thoang thoảng hương thơm của đất trời làng bưởi.

Đường quê hương rực rỡ cờ đỏ sao vàng đón Tết

Đường quê hương rực rỡ cờ đỏ sao vàng đón Tết

Quê hương Lào Cai trong những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, khắp nơi từ thành phố đến nông thôn, đâu đâu cũng rợp bóng cờ búa liềm, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Đường quê hương rộn ràng, rực rỡ đón năm mới với khí thế, quyết tâm mới.

Chợ phiên tháng Chạp

Chợ phiên tháng Chạp

Tháng Chạp, chợ phiên Bắc Hà chìm trong giá rét. Tuy nhiên, người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt cả khách quốc tế đều hòa mình vào không khí mua sắm chuẩn bị tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Đặc sắc nghề làm hương tết của người Giáy xã Hợp Thành

Đặc sắc nghề làm hương tết của người Giáy xã Hợp Thành

Cứ vào dịp áp tết Nguyên đán, người Giáy thôn Kíp Tước 1, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai lại nhộn nhịp vào mùa làm hương. Không ai biết nghề làm hương ở đây có từ bao giờ, chỉ biết cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, nhà nhà lại cùng nhau chuẩn bị đồ nghề để làm hương.

Chủ động phòng, chống rét cho người bệnh

Chủ động phòng, chống rét cho người bệnh

Những ngày này, các huyện vùng cao chìm trong giá rét, nhiệt độ giảm sâu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Bệnh viện Đa khoa các huyện, thị xã trên địa bàn đã và đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho người bệnh. 

Tăng cường các biện pháp bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại

Tăng cường các biện pháp bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại

Những ngày này, trên địa bàn tỉnh xảy ra đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ các khu vực phổ biến từ 12 - 15 độ C; khu vực vùng núi cao như thị xã Sa Pa, một số xã của huyện Bát Xát, nhiệt độ giảm còn 2 - 4 độ C, đặc biệt đỉnh Fansipan có thể dưới 1 độ C, khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết. Vùng cao Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai nhiệt độ dao động từ 6 - 9 độ C.

Du khách thích thú đến Check-in đồi chè Ô Long Sa Pa

Du khách thích thú đến Check-in đồi chè Ô Long Sa Pa

Giữa tháng 12, thời điểm thích hợp nhất để du khách đến tham quan và check in tại đồi chè Ô Long ở Sa Pa. Đây là lúc từng búp chè đua nhau bung nở, thay mới với chiếc áo non xanh mướt và cũng là khi những cánh hoa mai anh đào tung bay trong gió, nở rực rỡ sắc hồng.

Phụ nữ thôn Sả Hồ vươn lên thoát nghèo

Phụ nữ thôn Sả Hồ vươn lên thoát nghèo

Xuất phát từ lợi thế sản xuất nông nghiệp tại địa phương, bằng nhiều mô hình hay, cách làm mới, phụ nữ dân tộc thiểu số tại thôn đặc biệt khó khăn Sả Hồ, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) đã và đang nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, từng bước khẳng định vai trò làm chủ kinh tế trong gia đình.

Giá lá actiso tăng, nông dân Sa Pa phấn khởi thu hoạch

Giá lá actiso tăng, nông dân Sa Pa phấn khởi thu hoạch

Những ngày qua, nông dân thị xã Sa Pa nhộn nhịp bước vào vụ thu hoạch lứa lá actiso thứ 3 trong niên vụ 2023 - 2024. Năm nay, giá thu mua lá atiso đạt 2.300 đồng/kg, tăng 300 đồng so với năm trước và hầu hết các diện tích đều phát triển tốt, năng suất cao.

Đội múa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của xã biên giới

Đội múa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của xã biên giới

Thời gian qua, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã biên giới Trịnh Tường (huyện Bát Xát) phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đội múa của phụ nữ dân tộc Giáy. Đội múa hoạt động thường xuyên đã tạo ra sân chơi văn hóa tinh thần lành mạnh, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, đẩy mạnh phong trào xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh trên địa bàn.

Những đôi tay thêu hoa trên áo

Những đôi tay thêu hoa trên áo

Chi hội Phụ nữ thôn Thải Giàng Chải, xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) có 42 hội viên, trong đó, có 41 hội viên là người dân tộc Dao tuyển - đồng bào còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc. Với đôi tay khéo léo, việc thêu thùa, may vá đã trở thành công việc thường nhật của chị em vào giờ nông nhàn. Ngày nay, bên cạnh việc bảo tồn, chị em còn phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc từ nghề thêu truyền thống để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. 

fb yt zl tw