Áp dụng biện pháp công nghệ để phòng, chống gian lận hàng giả

Tình trạng chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội đang gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh chung và niềm tin của người tiêu dùng.

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Nguyễn Đức Lê cho biết, tình trạng chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu trên các trang thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội đang gia tăng và tiềm ẩn nhiều phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến môi trường kinh doanh chung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Cục QLTT các tỉnh, thành phố, từ ngày 1/1/2019 hết hết tháng 4/2023, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra 2.559 vụ việc, xử lý 2.180 vụ vi phạm về TMĐT và các hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả; xử phạt gần 36,5 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa trị giá hơn 42 tỷ đồng.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm, ông Nguyễn Đức Lê đề nghị thành lập cơ quan chuyên môn làm đầu mối điều phối việc cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả trên môi trường TMĐT.

Trong đó, cần áp dụng biện pháp công nghệ (cơ sở dữ liệu trực tuyến) để cung cấp, chia sẻ, sử dụng, khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phòng chống gian lận thương mại, hàng giả. Người tiêu dùng cần chủ động trang bị các kỹ năng mua hàng trên mạng, cảnh giác trước sự chào bán bám đuổi trên các thiết bị điện tử.

Báo Công an nhân dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw