[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

baolaocai-c_1.jpg
Trận mưa lũ lịch sử vào tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp gần 56 ha ruộng, biến cả thung lũng Nà Lặc, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát thành cánh đồng đá trắng ngổn ngang.
baolaocai-c_2.jpg
Cánh đồng ngô, lúa trước đây ở thôn Nà Lặc, Phố Mới 2, San Hồ từng bị mưa lũ cuốn trôi nhiều lần, sau khi khôi phục, giờ đây trở thành thung lũng đá trải dài hơn 3 km.
baolaocai-c_3.jpg
Từ đầu năm 2025 đến nay, người dân xã Trịnh Tường đang cố gắng khôi phục một số diện tích ruộng bị đất, đá vùi lấp để cấy lúa cho kịp thời vụ.
baolaocai-c_4.jpg
Những ngày cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, khi mạ đã lên xanh, bà con rủ nhau ra đồng chuẩn bị cho vụ cấy lúa mới.
baolaocai-c_8.jpg
Đồng bào Mông thôn San Hồ, Nà Lặc giúp nhau nhổ mạ bằng hình thức đổi công để đẩy nhanh tiến độ.
baolaocai-c_9.jpg
Một phụ nữ Mông chuyển mạ ra ruộng cấy.
baolaocai-c_6.jpg
Mấy năm trở lại đây, người dân xã Trịnh Tường sử dụng máy để cày, bừa thay trâu, giúp công việc đồng áng đỡ vất vả hơn.
baolaocai-c_10.jpg
Những phụ nữ Mông thôn Bản Lầu giúp nhau cấy lúa bên cánh đồng đá sau mùa lũ dữ. Đây là mảnh ruộng mới được cải tạo sau trận lũ lớn vào tháng 9 năm 2024.
baolaocai-c_11.jpg
Tại một số thửa ruộng bậc thang ở khu vực cao hơn - nơi không bị lũ cuốn, bà con cũng đang tích cực cấy lúa xuân.
baolaocai-br_16.jpg
Bà Lý Thó Phe, dân tộc Hà Nhì, thôn San Hồ đang cố gắng cấy dặm lại những cây lúa bị chết trên hai mảnh ruộng còn lại của gia đình. Trong đợt mưa lũ năm 2024, gần như toàn bộ diện tích ruộng với sản lượng khoảng 3 tấn thóc của gia đình bà bị vùi lấp hoàn toàn, không thể khắc phục được.
baolaocai-c_12.jpg
Trong khi những phụ nữ vừa cấy lúa vừa trò chuyện cho quên đi nỗi vất vả thì một em nhỏ ngủ say trên lưng mẹ.
baolaocai-c_13.jpg
baolaocai-c_14.jpg
Sau bao vất vả lao động của nông dân vùng lũ, màu xanh của mạ non đang dần hồi sinh trên cánh đồng đá trắng tại xã Trịnh Tường.
baolaocai-c_15.jpg

Mặc dù phải gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra, nhưng nông dân xã Trịnh Tường vẫn kiên cường vươn lên, lạc quan ươm màu xanh của hi vọng trên cánh đồng quê mình, với niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

fb yt zl tw