[Ảnh] Ngày cuối năm của những người “giữ rừng”

Dịp tết Nguyên đán cũng là thời điểm mùa khô hanh và nông nhàn nên tình trạng xâm hại rừng thường diễn biến phức tạp. Do vậy, đây là thời điểm mà những người làm nhiệm vụ giữ rừng trên địa bàn tỉnh ngày, đêm canh trực, tuần tra rừng. Với họ, không có nghỉ Tết, Tết cũng gắn với rừng, giữ cho rừng mãi xanh tươi.

baolaocai-tr_img-7861.jpg
Tại huyện Bát Xát, ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn, những người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại chốt Pờ Hồ (xã Trung Lèng Hồ) trực thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát triển khai công tác tuần tra, bảo vệ rừng xuyên Tết.
baolaocai-tr_img-7905.jpg
img-7883.jpg
Tổ bảo vệ rừng thôn Phìn Páo (thuộc Tổ bảo vệ rừng xã Trung Lèng Hồ) chia nhóm, tuyến trước chuyến tuần rừng ngày cuối năm Giáp Thìn.
baolaocai-tr_z6268337477531-425d678c2435f62906f164b487a1c865.jpg
Tại huyện Bắc Hà, trên địa bàn có hơn 17.000 ha rừng tự nhiên (chiếm 60% diện tích quy hoạch lâm nghiệp của huyện). Để quản lý bảo vệ rừng hiệu quả, lực lượng kiểm lâm nơi đây luôn phải chủ động, tập trung.
baolaocai-tr_z6268337299579-ad0a7a79e2894c1357a277180bb47b7a.jpg
Lực lượng kiểm lâm Bắc Hà triển khai phương án tuần tra rừng dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
baolaocai-tr_z6268347987577-f4f33389078597f3d42cc1d11a4d6e8c.jpg
Lực lượng kiểm lâm Bảo Yên tuần tra rừng ngày cuối năm.
baolaocai-tr_z6268327757337-beb56a7228a21d476828336bd58e120b.jpg
Lực lượng kiểm lâm phối hợp với người dân tuần tra, bảo vệ rừng.
baolaocai-tr_z6268334308346-fb56b68fc5b4cc9eecf8482219e384e5.jpg
baolaocai-tr_img-7944.jpg
Dịp tết là cao điểm mùa khô hanh nên nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Mặt khác, đây cũng là thời điểm kẻ xấu thường lợi dụng để khai thác gỗ hoặc lấn chiếm đất rừng, vì vậy những người làm nhiệm vụ giữ rừng luôn nêu cao cảnh giác, dành hết tâm trí vào nhiệm vụ bảo vệ lâm phần mà đơn vị đang được giao quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

fb yt zl tw