AI thâm nhập ảnh báo chí: Những gì có thể tin cậy được đã bị thách thức

Mặc dù hình ảnh AI có thể được coi là một thể loại nghệ thuật nhưng nó lại là mối đe dọa thực sự đối với tính toàn vẹn của phóng sự. Đặc biệt, các chuyên gia cũng đặt ra những cảnh báo về đạo đức AI, khi sử dụng AI trong tác nghiệp ảnh báo chí phải phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công việc nhưng luôn phải đề cao tính trung thực, tôn trọng sự thật.

Yêu cầu số 1 là tính "trung thực"

Trong cuộc trò chuyện với chuyên gia PwC Mona de Boer, Anna Lena Mehr - Giám đốc cuộc thi World Press Photo - được coi là giải ảnh báo chí danh giá nhất thế giới hiện nay đã chia sẻ nhiều về tác động của Generative AI (GenAI) đối với hoạt động báo ảnh: "AI tạo ra hình ảnh không thể phân biệt được với ảnh thật".

“Với Generative AI, bao gồm việc tạo hình ảnh, hiện đã có sẵn cho công chúng, ý tưởng về những gì có thể tin cậy được đã bị thách thức. AI có thể tạo ra những hình ảnh chân thực đến mức chúng có thể bị nhầm lẫn với ảnh chụp, khiến nó trở thành mối đe dọa thực sự đối với nghề báo ảnh”, Mehr nói

Anna Lena Mehr nhấn mạnh, phóng sự ảnh đóng vai trò như một nhân chứng đáng tin cậy cho những gì đang xảy ra trên thế giới và xã hội của chúng ta. Sự chính trực và trách nhiệm của phóng viên ảnh đóng vai trò lớn trong việc đưa ra bối cảnh phù hợp cho người xem và giúp tạo ra sự hiểu biết tốt hơn. Vì vậy, đối với nghề báo ảnh, điều bắt buộc là chúng ta phải phân biệt được giữa sự thật và hư cấu.

Nêu quan điểm về vấn đề này, nhà báo Ngô Huy Hoàng - phóng viên, biên tập viên Ảnh Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng cho biết, khác với ảnh thương mại và nghệ thuật, ảnh báo chí có những chuẩn mực riêng, bắt buộc những người làm báo phải tuân thủ. Yêu cầu số 1 là tính "trung thực". Vì thực chất, ảnh báo chí là sản phẩm cung cấp thông tin bằng hình ảnh. Khi đã là thông tin thì cần phải chính xác và khách quan.

Nhà báo Ngô Huy Hoàng trong buổi đào tạo tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam.
Nhà báo Ngô Huy Hoàng trong buổi đào tạo tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam.

"Đó là điều kiện tiên quyết của một bức ảnh báo chí. Trong mọi điều kiện về không gian và thời gian, một bức ảnh báo chí phải đáp ứng điều kiện tiên quyết này như là tiêu chí cao nhất của thông tin nói chung và thông tin mà hình ảnh chuyển tải nói riêng", nhà báo Ngô Huy Hoàng nhận định.

Để đảm bảo tính trung thực, theo phóng viên ảnh Huy Hoàng, những người làm ảnh báo chí chỉ được phép cắt cúp hay chỉnh sửa trong giới hạn nhất định về độ sáng tối, tương phản của hình ảnh trước khi xuất bản. Trong đó, việc cắt cúp cũng được khuyến cáo “hạn chế” trong quá trình biên tập ảnh.

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số hiện nay, các sản phẩm báo chí được mobile hóa và thể hiện theo hình thức mega story (siêu tác phẩm) ngày càng nhiều, các tòa soạn sẽ dành sự ưu tiên cho phần nhìn, nghĩa là chú trọng sử dụng nhiều hình ảnh kết hợp thiết kế đồ họa cho các tác phẩm báo chí để thu hút và lôi kéo độc giả.

Do vậy, nhiều nhà báo và tòa soạn đã theo đuổi những tiêu chuẩn mới theo xu hướng về việc sử dụng hình ảnh như: ảnh phải sắc nét, sáng đẹp, rực rỡ, nhân vật trong ảnh nuột nà, nhẵn bóng, phần hậu cảnh sạch sẽ để cạnh tranh độc giả nên đã phần nào lạm dụng AI trong quá trình sáng tạo hình ảnh.

"Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của những gương mặt người mẫu với làn da trắng hồng, sáng đẹp không có bất cứ một tì vết nào xuất hiện trên trang bìa của một cuốn tạp chí nào đó. Thậm chí, ảnh trình diễn trên sân khấu của các thí sinh trong một cuộc thi hoa hậu được đăng tải trên một tờ báo điện tử còn được dùng phần mềm để kéo dài chân một cách vô lý để đánh lừa thị giác độc giả", nhà báo Huy Hoàng nói và dẫn chứng thêm, trong nhiều sự kiện, cùng một góc chụp nhưng hình ảnh xuất hiện trên các tờ báo khác nhau lại có phần hậu cảnh sắp đặt hơi khác do AI can thiệp có chủ ý. Chính điều này đôi khi làm sai lệch bản chất và tính chất nội dung thông điệp của hình ảnh, dẫn đến sự bàn tán của dư luận và phản ứng của công chúng.

Vấn đề đạo đức khi sử dụng AI

Giá trị của ảnh tư liệu có lẽ là vấn đề quan trọng nhất được tranh luận trong lĩnh vực này. Trong một thể loại mà độ trung thực là tất cả, hình ảnh do AI tạo ra có thể đóng góp gì?

Trả lời câu hỏi này, nhà báo Ngô Huy Hoàng cho biết, không thể phủ nhận những lợi ích mà các công cụ AI mang lại cho các nhà báo trong nhiếp ảnh. Nhờ công nghệ, những tác phẩm ảnh báo chí đến với độc giả sẽ đẹp hơn, sắc nét hơn, phù hợp thẩm mỹ hơn.

Các công nghệ AI đang được liên tục phát triển trong thời gian gần đây bao gồm cả những phiên bản cho máy tính và phiên bản dành riêng cho điện thoại di động đã hỗ trợ rất tốt cho các phóng viên và biên tập viên hình ảnh trong tác nghiệp, xử lý và xuất bản.

Hình ảnh giả về động đất ở Seattle, Washington.
Hình ảnh giả về động đất ở Seattle, Washington.

"Tuy nhiên, trong sự cạnh tranh có phần khắc nghiệt của truyền thông hiện đại và bối cảnh sự phát triển của kinh tế báo chí chi phối sự tồn tại của các tòa soạn như hiện nay. Sự hòa trộn giữa ảnh báo chí, ảnh thương mại và ảnh nghệ thuật trong các tác phẩm báo chí đôi khi làm người làm nhiếp ảnh báo chí quên mất ranh giới của mình bằng cách dùng AI can thiệp quá sâu vào nội dung của tác phẩm. Điều này phần nào còn vi phạm về đạo đức của người làm báo", nhà báo Huy Hoàng nêu quan điểm.

Theo chuyên gia PwC - Mona de Boer: “Khi nói đến đạo đức AI, chúng tôi làm việc một cách thận trọng hơn. Một trong những cuộc thảo luận lớn xung quanh AI hiện nay là đạo đức, nhưng khó khăn là đạo đức không phải là một công thức toán học, nó thường phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của bạn. Một ví dụ là hình ảnh Trump bị bắt gần đây do AI tạo ra. Một số người coi đó là trò đùa, trong khi những người khác lại thực sự quan tâm đến nó”.

Để sử dụng AI một cách phù hợp với ảnh báo chí, nhà báo Ngô Huy Hoàng cho rằng, đối với những ảnh tin, ảnh phóng sự về chủ đề chính luận, thời sự, cuộc sống, điều tra... Tuyệt đối không dùng AI can thiệp vào nội dung và bản chất thông điệp của hình ảnh để đảm bảo sự trung thực, khách quan cao nhất.

Đối với những ảnh, nhóm ảnh đòi hỏi sự thu hút và thẩm mỹ của độc giả như chân dung nhân vật, ảnh bìa, ảnh đại diện (Thumbnail), chúng ta sẽ sử dụng AI ở một chừng mực vừa đủ để làm nhân vật và bối cảnh sáng hơn, nét hơn, đẹp hơn nhưng tuyệt đối không làm thay đổi cảm xúc nhân vật, chi tiết bối cảnh và nội dung cần phản ánh.

Đối với những ảnh mang tính thương mại, hoặc ảnh quảng cáo lồng ghép cần có sự can thiệp sâu của AI thì nên có sự sắp xếp theo nhóm riêng hoặc có sự chú thích rõ ràng, tránh gây hiểu lầm và phản ứng của độc giả.

"Tóm lại, việc sử dụng AI trong tác nghiệp ảnh báo chí một cách phù hợp sẽ giúp các nhà báo và tòa soạn nâng cao hiệu quả trong công việc, thu hút được độc giả", nhà báo Ngô Huy Hoàng chia sẻ.

Theo congluan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những đứa trẻ trưởng thành sau cơn bão

Những đứa trẻ trưởng thành sau cơn bão

Thương người dân bị thiệt hại do mưa bão, thương các cán bộ tham gia cứu trợ, thương những người bạn kém may mắn… nhiều bạn nhỏ đã có những hành động thiết thực chia sẻ cả về vật chất và tinh thần.

Những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc trong đêm nhạc 'Gieo mầm Thiện tâm'

Những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc trong đêm nhạc 'Gieo mầm Thiện tâm'

1,3 tỷ đồng cho bức tranh “Hồi sinh” do họa sĩ trẻ Vàng Hải Hưng cùng học sinh trường THCS - THPT Bát Xát, huyện Bát Xát, Lào Cai thực hiện; 400 triệu đồng cho chiếc áo có chữ ký của các nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam. Đi cùng các con số “khủng” là những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc làm lay động trái tim hàng triệu khán giả theo dõi đêm nhạc thiện nguyện “Gieo mầm Thiện tâm” do Vingroup và SpaceSpeakers Label tổ chức tại Ocean City vừa qua.

Lào Cai thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lào Cai thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình trong đó Dự án 1 giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Giao mùa, người dân cần chủ động phòng các bệnh đường hô hấp

Giao mùa, người dân cần chủ động phòng các bệnh đường hô hấp

Thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh ẩm, cộng với ô nhiễm môi trường sau ngập lụt là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó đã xuất hiện một số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A).

fbytzltw