700.000 cửa hàng tạp hóa vẫn tăng trưởng chậm so với kênh online

Trong các kênh bán hàng tại Việt Nam thì kênh online đang phát triển mạnh mẽ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong chương trình làm việc tháng 7, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) thuộc Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Lộ trình chuyển đổi số hướng đến thị trường”.

Theo các bán lẻ, số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy có những doanh nghiệp, TMĐT đóng góp 30% tổng doanh thu. Qua đó, cho thấy nhiều DN lớn đã đầu tư nguồn lực để phát triển trên kênh bán hàng tiềm năng này.

Năm 2025 quy mô nền kinh tế

số của Việt Nam dự kiến đạt 32 tỉ USD. Trong đó tỉ trọng TMĐT đóng góp vào nền kinh tế số 65% và hiện nay kênh TMĐT tăng trưởng 37%/năm.

Với tốc độ tăng trưởng lớn như vậy, TMĐT đóng góp 7,5% tăng trưởng trong tất cả các kênh bán hàng của Việt Nam.

Chiết khấu cao dẫn đến chi phí bán hàng ở siêu thị cao gấp đôi kênh truyền thống.

Ông Phạm Hồng Sơn, chuyên gia về TMĐT và chuyển đổi số hệ thống phân phối cho biết, tại Việt Nam có ba kênh phân phối hàng tiêu dùng nhanh gồm cửa hàng tạp hóa- chợ, siêu thị- cửa hàng tiện ích và kênh online.

Trong đó, kênh truyền thống với 700.000 cửa hàng tạp hóa, trong 20 năm qua tốc độ tăng trưởng vẫn chỉ khoảng 5%. Riêng kênh siêu thị chiếm 20% thị phần, tăng trưởng 10%.

Đáng lưu ý là kênh online tại Việt Nam dù chỉ chiếm 5% thị phần nhưng tăng trưởng đến 30% - 45%/năm.

Theo ông Sơn, mặc dù tăng trưởng thấp nhưng hiện nay các chủ cửa hàng tạp hóa ngày càng năng động, nắm bắt xu hướng cộng nghệ 4.0. Theo đó dần chuyển đổi với mô hình như siêu thị, cửa hàng tiện tích.

Trong khi đó, các siêu thị, cửa hàng tiện ích lại bán sỉ cho cửa hàng truyền thống.

“Sự năng động quá mức của kênh bán hàng cũng gây nên rắc rối trên thị trường. Tuy nhiên, cho thấy kênh truyền thống vẫn tiếp tục giữ vững vị thế của mình” - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, trong bối cảnh chuyển đổi số đang được đẩy mạnh, làm thế nào số hoá kênh phân phối để tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng hiệu quả đòi hỏi DN cần xác định rõ kênh bán hàng của mình ở đâu, số hóa ở khâu phân phối nào và mức chiết khấu nào là hợp lý nhất.

Chẳng hạn, trước đây để đưa hàng hóa vào siêu thị, DN chấp nhận chiết khấu 20% - 30% tùy ngành hàng và mỗi năm nhà bán lẻ không ngừng yêu cầu tăng thêm.

Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển kênh online, siêu thị cũng biết mình không phải là người duy nhất. Do đó, trong quá trình đàm phán DN cần chủ động yêu cầu nhà bán lẻ đưa ra những đề nghị hợp lý.

“Chúng ta dễ dàng nhận thấy nếu mức chiết khấu quá cao dẫn đến chi phí bán hàng tại kênh siêu thị gấp đôi kênh truyền thống ” - ông Sơn nói.

Ông Sơn cho biết thêm, đối với khuyến mãi, thì DN hiện nay đang đầu tư nhiều nhưng nhu cầu thị trường không tăng. Hàng hóa cạnh tranh lẫn nhau, những sản phẩm nào không có khuyến mãi bị đẩy hàng vào những vị trí khuất, không bán được. Điều này tạo nên sự méo mó trên thị trường, dẫn đến hệ lụy hàng hóa đẩy ra bên ngoài nhà phân phối, trở thành “Tay trái đánh tay phải, tay phải đánh tay trái”.

Lúc đó chủ cửa hàng tạp hóa không bán được hàng sẽ nghỉ hợp tác, nhân viên cũng sale bị thiệt thòi. Do vậy, đòi hỏi DN cần quản lý tốt các kênh phân phối, cần có tầm nhìn tổng thể.

“Đồng thời, trong ba yếu tố đầu tư cho chủ cửa hàng tạp hóa, đầu tư cho kênh hiện đại, đầu tư cho sàn TMĐT và đầu tư cho khuyến mãi, tôi cho rằng DN sản xuất nên tăng đầu tư cho kênh truyền thống, chủ tạp hóa để họ cạnh tranh phát triển bởi hiện nay chi phí cho chủ tạp hóa chỉ từ 6% - 10%” - ông Sơn chia sẻ.

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ tốt hơn quyền của người tiêu dùng

Bảo vệ tốt hơn quyền của người tiêu dùng

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, thương mại điện tử cùng sự xuất hiện của nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới mang đến nhiều tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ðây không phải vấn đề mới nhưng trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải có cách tiếp cận phù hợp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân có những điều chỉnh đáng kể trong tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn.

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là 7 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương là quy định mới, thể hiện rõ nét chủ trương, chính sách nhân văn của Nhà nước và Chính phủ trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi chính đáng của người dân. Sau đây là các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024.

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng” nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp trong việc bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện nay. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo.

Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Ngành thú y đã quan tâm quản lý công tác tiếp nhận, cấp phát, sử dụng hóa chất, vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn nảy sinh một số tồn tại. Ngay sau khi được ghi nhận, ngành thú y đã chỉ đạo các cấp vào cuộc, tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin.

Tăng cường nhận diện hàng thật - giả cho người tiêu dùng

Tăng cường nhận diện hàng thật - giả cho người tiêu dùng

Ngày 3/7, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện Thực phẩm thật - giả” tại địa chỉ số 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tại đây có trưng bày hơn 400 sản phẩm thật - giả là đồ dùng, thực phẩm thiết yếu, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

fb yt zl tw