Bát Xát: Doanh nghiệp đồng hành với nông dân trồng chuối

LCĐT - Minh bạch lợi nhuận, cùng chia sẻ lợi ích, san sẻ rủi ro chính là mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ chuối tại huyện Bát Xát. Gần 10 năm nay, mối liên kết này được duy trì, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho người trồng chuối.

Bát Xát: Doanh nghiệp đồng hành với nông dân trồng chuối ảnh 1

Nông dân xã Cốc Mỳ nhận cây chuối giống do doanh nghiệp cung cấp.

Năm 2014, gia đình chị Lò Thị Bình, thôn Vĩ Kẽm, xã Cốc Mỳ quyết định chuyển đổi đất trồng ngô, sắn sang trồng chuối. Chuối được giá, lại có doanh nghiệp hỗ trợ giống, hướng dẫn chăm sóc và bao tiêu nên chị rất yên tâm. Chị trồng 2.000 gốc chuối, trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình thu về hơn 100 triệu đồng. Chị Bình cho biết: Cứ 1.000 gốc chuối thì thu về trung bình 60 - 70 triệu đồng. Nếu so với trồng ngô thì hiệu quả hơn nhiều, bởi cùng một diện tích canh tác, trồng ngô chỉ mang lại thu nhập hơn 10 triệu đồng.

Hiện nay, diện tích trồng chuối doanh nghiệp đang liên kết với người dân xã Trịnh Tường và xã Cốc Mỳ đạt 370 ha. Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quả chuối được cấp mã số vùng trồng, có tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn để xuất khẩu chính ngạch.

Với lợi ích kinh tế ổn định, đều đặn mỗi vụ chuối, chị Bình lại đến vườn ươm của doanh nghiệp nhận giống về trồng. Gia đình chỉ cần có đất, bỏ công chăm sóc theo đúng hướng dẫn, đến khi chuối được thu hoạch, doanh nghiệp sẽ thu mua để xuất bán sang Trung Quốc. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, lợi nhuận được chia đôi. Với cách làm này, dù có lãi hoặc những năm giá chuối thấp, chị vẫn thấy yên tâm. Nếu không có doanh nghiệp thu mua, sản phẩm chuối sẽ không có nhãn mác, không truy xuất được nguồn gốc nên không thể xuất khẩu chính ngạch.

Tương tự gia đình chị Bình, 270 hộ ở xã Trịnh Tường và xã Cốc Mỳ đang tham gia chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ với Công ty TNHH Hoàng Bằng. Mối liên kết này được thực hiện từ năm 2011 theo phương thức doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, người dân góp đất canh tác và công lao động. Đến thời điểm xuất bán, giá thành thu mua phía nước bạn được thông báo cho người trồng chuối, doanh nghiệp lo toàn bộ thủ tục, giao dịch với đối tác.

Hiện nay, diện tích trồng chuối doanh nghiệp đang liên kết với người dân xã Trịnh Tường và xã Cốc Mỳ đạt 370 ha. Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quả chuối được cấp mã số vùng trồng, có tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn để xuất khẩu chính ngạch. Những năm qua, việc sản xuất và tiêu thụ chuối tương đối thuận lợi. Doanh nghiệp và người dân cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro nên mối liên kết được duy trì bền chặt.

Ông Hoàng A Sìn, cố vấn Công ty TNHH Hoàng Bằng cho biết: Kinh nghiệm sản xuất này tôi học từ phía Trung Quốc sau nhiều năm làm thuê bên đó. Trước đây, người dân khu vực dọc biên giới như Cốc Mỳ, Trịnh Tường thường sang Trung Quốc trồng chuối thuê và nhận công nhật. Công việc rất vất vả trong khi ở quê hương cũng có đất, có điều kiện để trồng chuối. Bởi vậy, khi doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chuối tại huyện Bát Xát, nhiều người dân địa phương không phải sang Trung Quốc làm thuê. Chuỗi liên kết sản xuất chuối tạo việc làm thường xuyên cho ít nhất 500 lao động địa phương với thu nhập ổn định. “Cách làm của chúng tôi là có lãi cùng hưởng, lỗ thì cùng chịu nên người dân và doanh nghiệp đều tin tưởng, thân thiết với nhau. Ví dụ như năm 2016, giá chuối thấp kỷ lục, riêng doanh nghiệp lỗ 7 tỷ đồng. Thế nhưng, do có sự chia sẻ rủi ro, tạo sự tin tưởng trong người dân nên những năm sau, bà con vẫn đặt niềm tin, duy trì liên kết với doanh nghiệp”, ông Sìn nói.

Tham gia chuỗi liên kết sản xuất, nhiều hộ tại Trịnh Tường, Cốc Mỳ đã ổn định thu nhập, có việc làm, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 2 xã này.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đánh giá: Mối liên kết sản xuất chuối tại Bát Xát là một điển hình trong việc liên kết sản xuất hiệu quả và là “liên kết” thực thụ, nghĩa là minh bạch về lợi nhuận, có chia sẻ rủi ro. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp với danh nghĩa liên kết với nông dân nhưng thực tế chỉ là hợp đồng mua bán, khi được giá mới thu mua, nếu mất giá thì người dân chịu rủi ro nên thiếu tính bền vững. Sản xuất nông nghiệp cần có sự liên kết thực thụ như vậy mới đảm bảo tính bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

fb yt zl tw