Những vùng chè “3 không” - Bỏ thì thương…

Bài 1: Những điều trông thấy…

Bài 1: Những điều trông thấy…

LCĐT - Theo lịch sản xuất, cứ vào cuối năm, người trồng chè sẽ đốn chè, tạo tán để sang vụ xuân, cây chè bước vào chu kỳ thu hoạch mới (khoảng tháng 2 - tháng 3 năm sau). Thế nhưng, dù đã sang tháng 3, có những diện tích chè vẫn chưa được đốn tạo tán. Những mầm chè ngậm đủ sương, đủ nắng, căng đầy sức sống đợi tay người hái nhưng lại không thể làm tròn “sứ mệnh” của mình, đành ngậm ngùi già cỗi dần đi. Những vùng chè ấy, người ta cay đắng gọi là vùng chè “3 không”.

Nhiều diện tích chè trồng trong giai đoạn 2017 - 2020 tại thôn Y Giang, xã A Mú Sung (Bát Xát) không được chăm sóc, nằm lẫn trong cỏ dại.
Nhiều diện tích chè trồng trong giai đoạn 2017 - 2020 tại thôn Y Giang, xã A Mú Sung (Bát Xát) không được chăm sóc, nằm lẫn trong cỏ dại.

“Không đốn tạo tán, không chăm sóc, không thu hoạch”, đó là hiện trạng của nhiều diện tích chè được Nhà nước “rót vốn” đầu tư với mong muốn tạo sinh kế cho người dân, hình thành vùng chè nguyên liệu của tỉnh. Tại Lào Cai, cây chè có mặt tại 7/9 địa phương là Mường Khương, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Sa Pa và thành phố Lào Cai với tổng diện tích khoảng 6.500 ha, trong đó vùng chè nguyên liệu lớn nhất tập trung tại Mường Khương gần 4.000 ha và Bảo Thắng hơn 800 ha.

Bát Xát được đánh giá còn nhiều dư địa, có tiềm năng phát triển cây chè. Năm 2016, thực hiện Dự án Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển chuỗi giá trị chè giai đoạn 2016 - 2020, huyện có kế hoạch trồng 300 ha chè chất lượng cao, được quy hoạch trồng mới chủ yếu tại xã A Mú Sung. Từ năm 2017, những bầu chè đầu tiên của dự án này được trồng xuống. Người dân trong xã đặt nhiều kỳ vọng vào cây trồng không quá mới lạ này nên 2 năm đầu tiên của dự án là 2017 - 2018, xã A Mú Sung hoàn thành kế hoạch trồng chè.

Sở dĩ nói cây chè với người dân A Mú Sung là cây trồng không xa lạ, bởi trước khi dự án được đưa vào, cây chè đã có 2 lần “lỡ duyên” với vùng đất này. Cụ thể, trước năm 2006, trên địa bàn A Mú Sung còn hơn 10 ha chè lâu năm (không rõ thời điểm trồng) được người dân chăm sóc, thu hái để chế biến, tiêu thụ nhỏ lẻ trong khu vực. Năm 2007, một dự án trồng chè khác được đưa vào A Mú Sung. Được hỗ trợ cây giống và phân bón, người dân mạnh dạn chuyển đổi đất sản xuất, trồng 120 ha chè. Thế nhưng, những diện tích chè đầu tiên cho thu hoạch, người dân đã bị “dội một gáo nước lạnh” bởi doanh nghiệp thu mua “bữa đực bữa cái”, việc tiêu thụ chè búp tươi gặp khó, nhiều hộ dừng việc chăm sóc khi cây chè không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Khi bắt đầu triển khai Dự án Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển chuỗi giá trị chè, theo rà soát của chính quyền xã, diện tích chè trồng trong giai đoạn 2007 - 2010 chỉ còn khoảng 48 ha, mật độ không còn đảm bảo. Bởi vậy, những diện tích đã từng quy hoạch trồng chè sẽ được trồng dặm, trồng bổ sung để đảm bảo “có chè trong vùng chè”, đồng thời mở rộng diện tích sang khu vực lân cận có cùng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

Để người dân trong xã mạnh dạn chuyển đổi sang cây chè, Dự án Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển chuỗi giá trị chè cũng thu hút doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy chế biến, thu mua chè búp tươi cho người dân với cam kết bao tiêu 100% sản phẩm cho người dân tham gia dự án. Để tạo niềm tin, doanh nghiệp “hứa” sẽ thu mua sản lượng chè búp tươi cho những diện tích đã có trên địa bàn xã trong giai đoạn kiến thiết của vùng chè chất lượng cao. Thế nhưng, ngay từ những năm đầu thực hiện dự án, cả sản lượng chè đã có và một phần sản lượng chè trồng mới, nhiều lứa chè người dân thu hoạch nhưng doanh nghiệp không thu mua.

Để minh chứng, ông Vàng Thông Phin, Phó Chủ tịch UBND xã A Mú Sung dẫn chúng tôi “mục sở thị” vùng chè của xã. Với tính toán vùng chè có tổng diện tích hơn 300 ha, tuyến đường vào khu sản xuất chè tại các thôn Y Giang, Tung Qua được san gạt để người dân đi thu hái, vận chuyển chè thuận tiện. Trên một nương chè được trồng từ năm 2018, cây chè không được đốn tạo tán, nằm lẫn trong đám cỏ dại um tùm. Phó Chủ tịch UBND xã phải gạt cỏ mới kéo ra được một cây chè Kim Tuyên còi cọc đang bật những mầm xanh, phớt màu tím đặc trưng. Ông Phin bảo: Không được chăm sóc nên chè cứ còi cọc như thế, nếu chăm sóc tốt, diện tích này đã bắt đầu cho thu hoạch, chuẩn bị chuyển từ giai đoạn kiến thiết cơ bản sang chè kinh doanh rồi. Bây giờ mà xuống thôn tuyên truyền về trồng chè, chăm sóc chè, cán bộ xã vào cửa trước, người dân ra cửa sau, không nghe nữa!

Bài 1: Những điều trông thấy… ảnh 2
Nương chè tại thôn Pèng, xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) không được đốn tỉa, người dân trồng xen quế với mật độ cao.

Y Giang là 1 trong 3 thôn quy hoạch trồng chè của xã A Mú Sung. Tại thôn này, có những diện tích chè đã hàng chục năm tuổi, có những diện tích được trồng vào dự án giai đoạn 2006 - 2010. Gần đây nhất là diện tích trồng năm 2017 - 2018 thì hầu như tỷ lệ sống, mật độ không đảm bảo, bỏ hoang, không ai chăm sóc. Diện tích trồng mới chủ yếu là giống chè Kim Tuyên chất lượng cao. Với mỗi ha chè trồng mới, dự án hỗ trợ 30 triệu đồng (giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật). Vốn đã rót xuống, thế nhưng những đồng vốn sau khi vùi xuống lớp đất thì dường như bị “chôn” mất, không có cơ hội giúp người dân thoát nghèo. Còn những diện tích chè Shan trước đó, sau nhiều vụ đốn tạo tán, chăm sóc nhưng do việc khó khăn tìm đầu ra, người dân bỏ dở, để những cây chè cứ thế cao lêu nghêu. Anh Phin cay đắng nói: Bình thường thì chè được trồng để thu búp, nhưng diện tích này bỏ không mấy năm nay, nói quá lên chút thì có thể thu gỗ được rồi!

Doanh nghiệp thu mua “bữa đực bữa cái”, người dân không còn tin tưởng nên diện tích chè “3 không” cứ tăng dần. Việc thực hiện kế hoạch trồng chè tại A Mú Sung cũng không đảm bảo. Điển hình như năm 2019, kế hoạch tỉnh giao 90 ha, người dân chỉ trồng được 40 ha. Năm 2020, tỉnh giao 50 ha, người dân chỉ trồng 10 ha. Diện tích đã trồng cũng không được chăm sóc, cây chè Kim Tuyên chất lượng cao lặng lẽ bật mầm giữa rừng cỏ dại, còn diện tích chè Shan đã trồng những năm trước đó đã vươn cao quá đầu người, cứ hoang hoải chờ đợi người chăm bón, đốn tỉa, chờ đợi doanh nghiệp mở cửa. Cay đắng hơn, có những diện tích đã 3 lần được trồng chè nhưng hiện không còn chè…

Tại Bát Xát, cây chè được quy hoạch trồng tại các xã vùng cao như Mường Hum, A Mú Sung, Nậm Pung, Dền Thàng, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, A Lù, Nậm Chạc. Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, trên địa bàn huyện hiện có 303 ha chè, trong đó chỉ có 117 ha chè (70 ha chè kinh doanh, 47 ha chè kiến thiết cơ bản) thuộc xã Mường Hum, nơi có Công ty Cổ phần Chè Bát Xát bao tiêu sản phẩm là được chăm sóc tốt, diện tích còn lại hầu như bị bỏ không hoặc chăm sóc chưa đảm bảo kỹ thuật.

Không chỉ tại Bát Xát, cây chè cũng được quy hoạch trồng tại xã Tả Phời (thành phố Lào Cai). Theo thống kê của chính quyền xã, năm 2020, xã Tả Phời có 45,2 ha chè, giảm khoảng 30 ha so với năm 2014, nguyên nhân chủ yếu do người dân không chăm sóc tốt, nhiều diện tích hiện còn chè nhưng cũng thuộc diện “3 không”. Tại vùng chè thôn Pèng, xã Tả Phời, một số diện tích đã được đốn tỉa từ cuối vụ đông, đang cho thu hoạch vụ chè xuân nhưng chưa được thu hái. Đi kiểm tra thực tế vùng chè, ông Vi Hồng Liêu, Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện vai trò như một tuyên truyền viên. Tới từng hộ, ông nhắc nhở, hướng dẫn người dân đốn tạo tán những diện tích đang bỏ hoang, thu hái diện tích chè đã tới kỳ thu hoạch.

Ông Vi Hồng Liêu cho biết: Hiện mỗi kg chè búp tươi đang được thu mua với giá 10 nghìn đồng. Chỉ cần đi hái là có “tiền tươi thóc thật”, để quá lứa trên nương thực sự rất lãng phí.

Điều đáng nói, trên những nương chè này, nhiều hộ đã trồng xen cây quế. Có những cây quế đã bước sang năm thứ 3, thứ 4, cao vượt quá cây chè với mật độ khá dày. “Việc trồng xen quế vào vùng chè thể hiện rõ ý định chuyển đổi dần diện tích chè sang cây quế. Xã đã tuyên truyền người dân chăm sóc, đốn tỉa, thu hái chè nhưng người dân không mấy mặn mà nữa. Thậm chí, do quá sốt ruột, xã phải huy động dân quân, đoàn thanh niên đến giúp người dân đốn tạo tán những nương chè bị bỏ hoang” - ông Liêu nói.

Câu chuyện cạnh tranh về giá trị kinh tế giữa cây chè và các loại cây lâm nghiệp khác, điển hình là cây quế không phải chuyện riêng tại xã Tả Phời. Tại các vùng chè như Phong Hải, Phú Nhuận (Bảo Thắng), Phúc Khánh (Bảo Yên), người dân trồng xen quế vào vùng chè với lý do trồng cây che bóng cho chè. Tuy nhiên, quế được trồng mật độ rất dày, lên tới hàng nghìn cây mỗi ha, trong khi trồng cây che bóng, chỉ nên trồng khoảng 300 cây/ha. Thậm chí, có những diện tích người dân đã thẳng tay chặt bỏ cây chè.

Từ một cây trồng được quy hoạch với kỳ vọng giúp người dân vùng cao, vùng sâu phát triển kinh tế, “những điều trông thấy” về cây chè ở một số địa phương khiến những người tâm huyết với cây chè không khỏi xót xa, nuối tiếc.

----------------

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã lao dốc mạnh trong quý I/2024, đối lập với diễn biến của phần lớn các loại hàng hóa cơ bản khác. Yếu tố dẫn dắt xu hướng sụt giảm này xuất phát từ triển vọng nguồn cung toàn cầu. Hai báo cáo quan trọng sắp được phát hành về thị trường nông sản Mỹ có thể sẽ hé mở phần còn lại của bức tranh toàn cảnh.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số

Nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số

Sáng 27/3, tại tỉnh Lào Cai, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan tổ chức khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã

[Infographic] Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai

[Infographic] Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, kết quả giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ cao của tỉnh tương đối ấn tượng, làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Quá trình triển khai, thực hiện đã phát huy được sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra.

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.

Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Sau thời gian đi làm tích cóp được ít vốn, thanh niên Vũ Hữu Luật, sinh năm 1990, thôn Đo Ngoài, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng trở lại quê hương đầu tư trồng cây ăn quả. Bởi anh luôn nghĩ, không đâu bằng quê hương, với lợi thế đất đai rộng, nếu tích cực lao động chắc chắn sẽ thành công.

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn của Australia trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Với lợi thế cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này dự báo còn tiếp tục tăng trưởng.

Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Tại Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024, đại diện các địa phương đã chia sẻ nhiều ý kiến, kinh nghiệm, giải pháp triển khai trong công tác giảm nghèo ở 10 xã nghèo nhất của tỉnh.

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Sau hơn 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng trong cả nước thấp so với cùng thời điểm các năm gần đây. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng.

fb yt zl tw