Yên Bái cùng 12 tỉnh tham gia Ngày hội các dân tộc ít người tại Lai Châu

Thông tin từ Bộ Văn hóa _Thể thao và Du lịch, Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất với chủ đề "Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người" sẽ diễn ra tại tỉnh Lai Châu từ ngày 6 - 8/10. Yên Bái nằm trong số 13 tỉnh tham gia Ngày hội.
13 địa phương tham gia Ngày hội gồm: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Kon Tum với 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn và Ngái).
Ngày hội nhằm tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc các dân tộc rất ít người, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc. Đây là dịp giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người...
Lễ khai mạc Ngày hội sẽ diễn ra tối 6/10, được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV2, VTV5) và tiếp sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh tham gia Ngày hội; truyền thanh trực tiếp trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV4). Trước đó, các đại biểu dự Lễ dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Lai Châu.
Trong khuôn khổ Ngày hội, nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn sẽ diễn ra như trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Ban Tổ chức thực hiện triển lãm "Đặc trưng văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm giới thiệu văn hóa truyền thống của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người (làng bản, nhà ở, hoạt động kinh tế, nghề truyền thống, trang phục, nghi lễ chu kỳ đời người, lễ hội dân gian).
Bên cạnh đó là phần trưng bày, giới thiệu trang phục và hoa văn trên trang phục truyền thống của 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người; thiết kế biểu trưng (logo) Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người...
*** Ở Yên Bái có dân tộc Ngái nằm trong danh sách các dân tộc ít người trên lãnh thổ Việt Nam. Theo thống kê năm 2006, số người dân tộc Ngái có 9 người cư trú ở huyện Văn Chấn và thành phố Yên Bái. Đồng bào có tên tự gọi là "Sán Ngái”, nghĩa là người miền núi. Tiếng nói dân tộc Ngái thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (dòng Hán -Tạng).
Thành Trung (BT- PLVN)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw