Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Nếu tìm minh chứng cho sự vượt khó, vươn lên về khoa học, kỹ thuật của người Việt Nam thì lĩnh vực y tế sẽ có nhiều ví dụ sinh động, thuyết phục. 79 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ngành Y tế đã gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, cấm vận kéo dài.

Với những nỗ lực phi thường, nền y học Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình khi nhiều lần ghi danh vào bản đồ y văn thế giới, làm chủ được công nghệ sản xuất vắc xin, bào chế nhiều loại thuốc để chủ động trong điều trị cho người bệnh được thế giới đánh giá cao.

Nhiều lần ghi danh vào bản đồ y văn thế giới

Nhắc đến tên tuổi những bác sĩ được thế giới đánh giá cao, có đóng góp cho nền y học thế giới, được y văn thế giới ghi nhận trước hết phải kể đến Giáo sư Tôn Thất Tùng. Ngày 7/1/1961 là một ngày đặc biệt, nền y học thế giới chấn động khi Giáo sư Tôn Thất Tùng cắt thuỳ gan phải của một ca ung thư sơ phát chỉ vẻn vẹn trong 6 phút. Trong khi nếu theo phương pháp cắt gan của giáo sư người Pháp Lortat-Jacob, được giới thiệu năm 1952, thì phải mất 3 đến 4 giờ. Hiện nay, thế giới vẫn gọi đây là phương pháp mổ gan khô hay phương pháp Tôn Thất Tùng.

Được giới y học quốc tế đánh giá cao còn có PGS.TS. Trần Ngọc Lương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, người ghi danh mình với phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp độc đáo được đặt tên phương pháp “Dr Lương”. Bạn bè quốc tế từ khắp nơi trên thế giới đều không ngần ngại đến Việt Nam để được học tập và chứng kiến sự sáng tạo của ông cũng như để được chuyển giao kỹ thuật đơn giản mà ít tốn kém này. Trong sự nghiệp của mình, bác sĩ Lương đã có hơn 3.500 trường hợp phẫu thuật thành công, không để lại sẹo xấu và chi phí chỉ khoảng 400 USD. Trong khi so với thế giới chi phí phẫu thuật của một ca bệnh cũng từ 7.000 - 10.000 USD.

Gần 100 y, bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật tách rời cặp song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi (Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - TP. Hồ Chí Minh).
Gần 100 y, bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật tách rời cặp song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi (Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - TP. Hồ Chí Minh).

Bên cạnh phương pháp Tôn Thất Tùng, phương pháp “Dr Lương”, thế giới còn nhắc đến một phương pháp “Phẫu thuật Bạch Mai”. Sau thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai đã đề xuất quy trình mang tên Bạch Mai, một phương pháp tiếp cận kết hợp đa hướng: từ trên xuống, từ trong ra và từ dưới lên kèm cắt đoạn cuối hồi tràng sớm. Phương pháp “Phẫu thuật Bạch Mai” giúp khắc phục hầu hết các hạn chế kỹ thuật trước đây và giúp phẫu thuật đạt được tính triệt để tốt nhất về mặt ung thư.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm cũng là một tên tuổi lớn được thế giới biết đến. Ông là người có kỹ thuật mổ phình đại tràng bẩm sinh. Năm 1997, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực thực hiện phẫu thuật nội soi ở trẻ, mở đầu cho một bước tiến lớn trong y học…

Nhiều kỹ thuật y học đã tiệm cận đẳng cấp thế giới

Bên cạnh những phương pháp phẫu thuật mà người Việt Nam sáng tạo ra được thế giới công nhận và áp dụng thì tay nghề của các bác sĩ Việt Nam cũng là một thế mạnh, đến nay nhiều bàn tay “vàng” cây nhà lá vườn của nền y học Việt Nam đã đạt tới đẳng cấp quốc tế.

Nói về tay nghề của các bác sĩ Việt Nam phải nhắc đến kỹ thuật ghép tạng. Nếu như hơn 30 năm trước, ghép tạng còn là ước mơ đối với người bệnh bị suy tạng và giới y học Việt Nam thì đến nay đã bắt kịp thế giới. Thậm chí tỷ lệ sống sau ghép tạng ở Việt Nam còn cao hơn so với nhiều quốc gia phát triển, trong khi chi phí lại rẻ hơn rất nhiều. Chi phí một ca ghép ở Việt Nam hiện chỉ bằng 1/8 ở Thái Lan và bằng 1/24 ở Hoa Kỳ. Trước đây, Việt Nam chỉ có 4 bệnh viện lớn trên cả nước ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Huế thực hiện được kỹ thuật ghép tạng nhưng nay Bộ Y tế đã cấp phép cho 25 trung tâm, đơn vị thực hiện kỹ thuật này.

Bên cạnh ngành ghép tạng, ngành phẫu thuật tim của Việt Nam cũng đã đạt đến đỉnh cao điêu luyện. GS.TS. Nguyễn Lân Việt - Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch học Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch, tương đương các nước trong khu vực và thế giới. Thậm chí, trong can thiệp tim bẩm sinh, thầy thuốc Việt Nam được mời đi nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật.

Ca ghép phổi xuyên giao thừa Tết 2024 tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã hồi sinh cô gái 21 tuổi quê Bắc Kạn.
Ca ghép phổi xuyên giao thừa Tết 2024 tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã hồi sinh cô gái 21 tuổi quê Bắc Kạn.

Ngoài kỹ năng tăng nghề, y tế Việt Nam cũng đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận như làm chủ công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất protein và enzyme, nghiên cứu về biệt hóa tế bào gốc, kháng thể đơn dòng. Chủ động sản xuất trong nước đảm bảo 11/12 loại vaccine tiêm chủng, thanh toán thành công các bệnh đậu mùa, bại liệt, dịch hạch, uốn ván sơ sinh… cùng sản xuất và bào chế được nhiều thuốc chủ động phục vụ khám chữa bệnh.

Ngoài ra, nhiều kỹ thuật điều trị của nhiều loại bệnh, trong đó kể cả các loại bệnh hiếm, bệnh nan y như ung thư đều được các bác sĩ Việt Nam thực hành đạt hiệu quả rất cao. Chính vì sự phát triển về năng lực khám chữa bệnh mà nhiều bệnh nhân đã tìm đến Việt Nam như một địa chỉ tin cậy để phẫu thuật, điều trị những ca bệnh khó, hiếm. Câu chuyện, cuối tháng 12/2023, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi 4 tuổi (quốc tịch Úc) bị nang ống mật chủ bằng phương pháp mổ nội soi một lỗ qua rốn đã gây tiếng vang lớn. Bởi lẽ, phương pháp này chỉ có 2 nước trên thế giới có thể thực hiện được. Đây được coi là một thành tựu đặc biệt trong ngành Y tế, đưa Y học của Việt Nam vươn tầm thế giới…

Những ca phẫu thuật đẳng cấp quốc tế

Ngày 4/1/2024, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp can thiệp thông van tim thành công cho một bào thai có bất thường tim mạch bẩm sinh nặng ngay trong bụng mẹ. Trên thế giới, chỉ một số nơi như Brazil, Ba Lan... thực hiện thành công kỹ thuật này.

Ngày 5/7/2020, 100 y, bác sĩ đã bắt đầu ca mổ hai bé gái song sinh dính liền nhau Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi, 13 tháng tuổi. Để thực hiện ca mổ, phải huy động hơn 60 y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên bệnh viện, phối hợp với 30 chuyên gia đầu ngành từ Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, Bệnh viện Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Xuyên Á và Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Đã 4 năm trôi qua sau ca đại phẫu thuật tách rời, cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi giờ đây đã đến trường học hành như bao bạn bè cùng trang lứa.

Ca ghép phổi xuyên giao thừa Tết 2024 tại Bệnh viện Phổi Trung ương cũng là một ví dụ sinh động. Để ghép phổi cho nữ bệnh nhân 21 tuổi quê ở Bắc Kạn, ngoài việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Phổi, riêng ê kíp y bác sĩ trong ca ghép tại Bệnh viện Phổi trung ương đã gần 100 người, đồng thời nhận được sự hỗ trợ của GS.TS. Lê Ngọc Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và TS. Nguyễn Công Hựu - Giám đốc Bệnh viện E là các chuyên gia về phẫu thuật tim mạch tham gia. Điều kỳ diệu, sau ghép phổi đúng một ngày, bệnh nhân đã tự ngồi dậy, ăn sữa bình thường.

Theo congluan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần tỉnh táo khi đưa ra quyết định tiêm hoặc can thiệp vào cơ thể

Cần tỉnh táo khi đưa ra quyết định tiêm hoặc can thiệp vào cơ thể

Tại Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đến điều trị sau khi gặp tai biến thẩm mỹ. Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia cảnh báo, người dân cần tỉnh táo khi lựa chọn cơ sở thẩm mỹ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Nỗ lực khắc phục thiệt hại, đảm bảo công tác y tế

Nỗ lực khắc phục thiệt hại, đảm bảo công tác y tế

Hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây nhiều ảnh hưởng, hư hại cơ sở vật chất, trang - thiết bị của ngành y tế. Ngành y tế đã và đang nỗ lực vừa khắc phục hậu quả thiên tai vừa đảm bảo công tác điều trị, cấp cứu người bệnh và thực hiện nhiệm vụ dự phòng.

Đánh giá tác động của thiên tai lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai trẻ em dưới 5 tuổi

Đánh giá tác động của thiên tai lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai trẻ em dưới 5 tuổi

Ngày 20/9, Đoàn công tác của Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế, tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), Tổ chức Y tế thế giới và tổ chức Health Bridge đã có buổi làm việc tại Sở Y tế Lào Cai nhằm đánh giá những tác động của thiên tai lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và bước đầu hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng cho những đối tượng này. 

fbytzltw