Xây dựng văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh và hồn cốt của dân tộc

Sáng 8/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

2-3383.jpg
Quang cảnh phiên họp.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát, được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập. Trong đó, ưu tiên nguồn lực của chương trình để đầu tư cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo nhóm mục tiêu đã được xác định.

Chương trình tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể gồm di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; văn học; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...

Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 và cho rằng việc xây dựng chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục tiếp thu các ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, đến nay, các mục tiêu trong chương trình đã được điều chỉnh theo hướng tránh trùng lặp với các chương trình, dự án đã được phê duyệt hoặc đang triển khai; các mục tiêu tổng quát được thể hiện khái quát hơn, các mục cụ thể thì logic hơn. Tuy nhiên, qua ý kiến của các đồng chí trong Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ của chương trình; cập nhật kịp thời các chủ trương mới; mục tiêu tổng quát phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, qua các ý kiến tại phiên họp, Thường vụ Quốc hội đều đồng thuận, cho rằng đây là chương trình quan trọng, có nội dung rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chương trình sẽ cụ thể hóa, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa. Chương trình được thực hiện sẽ góp phần tích cực trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh và hồn cốt của dân tộc.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị tiếp tục rà soát mục tiêu của chương trình; các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn; đáp ứng yêu cầu bố trí nguồn lực của chương trình một cách trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm tính khả thi trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, bảo đảm phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn lực của quốc gia; phát huy mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội, phát huy tối đa sức mạnh của nhân dân. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thực tiễn để có phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển văn hóa.

Theo qdnd.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nếp sống mới ở khu dân cư

Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Gần đây các tác giả, họa sĩ truyện tranh của Việt Nam đã đa dạng hóa đề tài, cách thể hiện, từ đó thu hút được nhiều hơn đối tượng độc giả. Cùng với đó, ngày càng nhiều giải thưởng truyện tranh trong và ngoài nước được mở ra với quy mô lớn, cũng tạo điều kiện cho họa sĩ trẻ thể hiện tài năng…

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa có Quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam cho các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy văn hóa văn nghệ dân gian dân tộc đợt 2 năm 2024.

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.

fb yt zl tw