Vượt qua nỗi buồn

Mỗi mùa tuyển sinh, lo lắng và hồi hộp, chờ đợi và hy vọng để rồi nước mắt xen lẫn nụ cười.

Điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập của nhiều địa phương đã công bố. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đang trong giai đoạn chấm điểm. Tuyển sinh lớp 1, lớp 6 các trường chất lượng cao, trường tư thục phải thi tuyển, xét tuyển đầu vào hầu hết cũng đã có kết quả. Chặng đường học tập phía trước của mỗi người đều còn rất dài bởi học tập là suốt đời. Nhưng ngay lúc này, khi nhận tin con không đỗ vào ngôi trường mơ ước, nỗi buồn vẫn cứ đong đầy, tâm trạng chạm đáy và không ngăn nổi những giọt nước mắt rơi.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người vui với niềm vui của con em mình đã vượt qua một cột mốc đáng nhớ, chinh phục được một mục tiêu khó khăn. Những lời chúc mừng, tung hoa, những hình ảnh “xõa tung trời” cho những thí sinh đã nỗ lực hết mình để đạt kết quả tốt. Các em xứng đáng được nhận niềm vui đó.

Ở một góc lặng lẽ khác, những học sinh thiếu một vài điểm số, thậm chí chỉ 0,25 điểm so với điểm chuẩn là đỗ vào ngôi trường mơ ước, nay chấp nhận học nguyện vọng 2 hoặc tìm đến những cánh cửa khác để bước tiếp. Niềm vui rất đa dạng còn nỗi buồn nào cũng giống nhau.

Một người bạn có con học lớp 9 gọi điện cho tôi với giọng nghẹn ngào hỏi, con trượt hết các nguyện vọng lớp 10 vào trường công lập, giờ phải làm sao? Sốc là vì điểm thi của con không thấp, 36,5 điểm nhưng không ngờ điểm chuẩn năm nay cả nguyện vọng 1 và 2 đều cao hơn hẳn so với những năm trước nên gia đình không kịp có sự chuẩn bị nào cả. Thậm chí khi biết điểm thi, cả nhà còn vui vì nghĩ là điểm số này sẽ đỗ nguyện vọng 1 luôn. Đến ngày công bố điểm chuẩn mới chết lặng, 36,75 điểm mới đỗ. Không dám trách mắng con nửa lời vì bố mẹ buồn 1, có lẽ con buồn 10, chỉ biết động viên con cứ buồn, cứ khóc nếu con muốn nhưng đừng gục ngã, nản lòng. Cánh cửa này đóng vào sẽ có cánh cửa khác mở ra. Bố mẹ đang hỏi thăm, tìm một trường tư thục tốt, phù hợp với con để tiếp tục chặng đường dài phía trước.

Một phụ huynh khác nhắn tin cho tôi, chia sẻ nỗi tiếc nuối vì đã không tự tin nộp hồ sơ cho con vào một trường chất lượng cao cấp 2 gần nhà mà chọn 1 trường chất lượng cao khác, danh tiếng, thành tích thậm chí còn vượt trội hơn trường kia nhưng xa nhà. Tôi thành thật nói với người mẹ này, chính con tôi đã không đủ điều kiện nộp hồ sơ vào trường nào trong số 2 trường đó, đừng nói đến việc xét tuyển. Bé đỗ được trường kia đã là rất giỏi rồi.

Một phụ huynh là giáo viên cấp 3 kể, chị không biết giấu mặt vào đâu vì con thi trượt vào ngôi trường mẹ đang dạy, lý do là vì điểm môn Ngữ văn - cũng là môn mẹ dạy, quá thấp nên dù Toán được 9,5 điểm cũng không gánh nổi môn Văn. Tự trách mình đã không sát sao con, thỏa hiệp với con để con học lệch. Buồn nhiều nhưng chị cùng con phân tích, để con thấy đây là một bài học sâu sắc, không thể chỉ học môn mình thích mà phải cố gắng ở cả những phần mình không thích, chưa giỏi. Phát triển mặt tốt và cố gắng hoàn thiện hơn ở những mặt chưa tốt, đó mới là mục tiêu lâu dài cần theo đuổi chứ không phải chỉ là điểm số một môn học nào đó được nâng lên vì học trúng tủ, đoán trúng đề.

Rất nhiều những tâm sự mùa tuyển sinh mà năm nào cũng được nghe, được biết. Không có chỗ cho từ “giá như” hay “nếu”, bởi mọi thứ đã được xác định bằng điểm số rõ nét, bằng tấm giấy chứng nhận trúng tuyển, trong khi những bạn khác không cần tờ giấy ghi “trượt rồi”, nhưng ai cũng hiểu.

Một kỳ thi không đủ để nói lên sự thắng bại của cả một đời người. Vấp ngã cũng là một bài học mà ít nhiều mỗi người đều phải trải qua trong hành trình trưởng thành. Quan trọng là người biết đứng lên sau thất bại hay trượt dài theo nỗi buồn. Đừng bao giờ để bất kỳ thất bại nào níu chân mình bởi dù đau khổ, tuyệt vọng đến đâu thì đó vẫn là chuyện của ngày hôm qua, ngày hôm nay, còn ngày mai sẽ là một ngày mới, rực rỡ ánh mặt trời. Hãy mở lòng nhìn về phía trước với tất cả sự tự tin, những cảm xúc tích cực để học hỏi, đổi mới và thích ứng với cuộc sống muôn màu.

Theo báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Cán bộ quản lý tâm huyết

Cán bộ quản lý tâm huyết

26 năm công tác, trong đó có 10 năm làm cán bộ quản lý, thầy giáo Đỗ Hải Tùng được biết đến là người luôn tâm huyết với công việc.

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Vững chuyên môn, hòa đồng, giản dị, đó là nhận xét của Ban Giám đốc, đồng nghiệp và học sinh tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh về cô giáo Chử Thanh Tâm.

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh giành giải Nhất vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh giành giải Nhất vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc

Sáng 12/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai tổ chức vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc năm 2024.

fbytzltw