Việt Nam hướng tới 100% công việc của nhân viên được thực hiện trên môi trường số

Người đứng đầu ngành Thông tin - Truyền thông (TT-TT) chỉ đạo năm 2023 là năm mẫu về xây dựng nền tảng làm việc số, 100% công việc của nhân viên phải được thực hiện trên môi trường số.

Theo báo cáo từ Văn phòng Bộ TT-TT về những hoạt động nổi bật của ngành trong tháng 2.2023, thực hiện mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam đạt top 50 thế giới về CNTT-TT, các chỉ tiêu phát triển hiện đang đồng bộ với công tác chỉ đạo điều hành của Bộ.

Cụ thể, thuê bao băng rộng cố định ước đạt 21,78 triệu thuê bao, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương 1,98 triệu thuê bao. Thuê bao băng rộng di động ước đạt 85,79 triệu, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2022. Thuê bao điện thoại di động sử dụng SMP ước đạt 99,6 triệu, tăng 7,36% so với cùng kỳ năm 2022.

Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 50%, cao gấp 1,6 lần trung bình toàn cầu và gấp 2,3 lần trung bình khối ASEAN. Việt Nam hiện đứng thứ 3 khu vực ASEAN và thứ 15 toàn cầu.

Về lĩnh vực chuyển đổi số và Chính phủ số, thời gian qua, các địa phương đã triển khai xây dựng mô hình Tổ Công nghệ số cộng đồng và đã thành lập 69.345 Tổ với 323.802 thành viên tham gia Tổ Công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn, phố; 48/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã.

Việt Nam hướng tới 100% công việc của nhân viên được thực hiện trên môi trường số ảnh 1
Đẩy cao chất lượng của hạ tầng số.

Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) được khai trương từ đầu tháng 4.2022, đến ngày 21.2.2023 đã có hơn 17,5 triệu lượt truy cập. Ngoài ra, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn trình đủ điều kiện là 74,72%, tăng 4,36% so với tháng 1.2023. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ của các dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 48,74%, tăng 2,62% so với tháng 1.2023.

Về lĩnh vực an toàn thông tin, tổng số chứng thư số công cộng đã cấp tính đến hết tháng 2.2023 là 5.869.305, tăng 23,18% so với cùng kỳ năm 2022; tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động tháng 2.2023 là 1.992.024, tăng 17,89% so với cùng kỳ năm 2022.

Về lĩnh vực kinh tế số, số lượng doanh nghiệp SME tiếp cận Chương trình là 732.163 doanh nghiệp, tăng trưởng 3,9% so với tháng 1.2023; số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình là 90.088 doanh nghiệp, tăng trưởng 13,7% so với tháng 1.2023.

Về lĩnh vực Công nghiệp ICT, ước tính đến hết tháng 2.2023, doanh thu công nghiệp CNTT ước đạt 239.992 tỉ đồng, tăng trưởng 10,43% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt khoảng 8,2 tỉ USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động ước đạt 70.800, tăng 300 doanh nghiệp so với tháng 1.2023.

Tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước tháng 2.2023 của Bộ TT-TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2023 cũng là năm đẩy cao chất lượng trong tất cả các hoạt động, trong đó có chất lượng và bền vững của hạ tầng số.

Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh, năm 2023 là năm dữ liệu, cần làm rõ nội hàm, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương. Bộ TT-TT sẽ là đơn vị làm mẫu về vấn đề dữ liệu.

Để có thể lên môi trường số toàn trình, toàn diện nhằm giám sát, cảnh báo và đo lường được, người đứng đầu ngành TT-TT chỉ đạo năm 2023 là năm mẫu về xây dựng nền tảng làm việc số, 100% công việc của nhân viên phải được thực hiện trên môi trường số. Ngoài ra, năm 2023 phải là năm đưa các doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và làm thịnh vượng Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2025 triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ngày 2/7 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã trong mô hình chính quyền hai cấp. Điều này không chỉ định vị chuyển đổi số như một trụ cột cốt lõi trong cải cách hành chính mà còn là kim chỉ nam cho việc xây dựng một hệ thống chính quyền hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và gần gũi với nhân dân.

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Sáng 7/7, tuổi trẻ tỉnh Lào Cai đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

fb yt zl tw