UNWTO: Du lịch quốc tế phục hồi về gần mức trước đại dịch Covid-19

Số lượng khách du lịch nước ngoài đã phục hồi gần mức trước đại dịch trên toàn cầu. Theo báo cáo mới của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới trong tháng 7 chỉ thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức giảm thấp nhất kể từ năm 2020.

dubai-9419.jpg.jpg

Trung Đông là khu vực góp phần thúc đẩy sự phục hồi du lịch toàn cầu.(Ảnh: Arabian Business/Shutterstock)

Trung Đông: Lực đẩy phục hồi du lịch toàn cầu

Các quốc gia ở Trung Đông, bao gồm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), đã góp phần thúc đẩy sự phục hồi du lịch toàn cầu. Trong khi đó, sự phục hồi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn tương đối chậm.

Theo UNWTO, khoảng 700 triệu khách du lịch đã du lịch nước ngoài trong 7 tháng đầu năm nay. Con số này thể hiện mức tăng 43% so với một năm trước đó và mức độ giảm so với năm 2019 còn 16%.

Châu Âu, khu vực điểm đến lớn nhất thế giới, đã đạt 91% mức trước đại dịch, nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong khu vực và lượng khách du lịch từ Mỹ. Khu vực châu Phi đã phục hồi 92% lượng du khách và châu Mỹ là đạt mức phục hồi 87% so với năm 2019.

Tại châu Á và Thái Bình Dương, tốc độ phục hồi đã tăng nhanh lên 61% so với năm 2019 sau khi nhiều điểm đến và thị trường nguồn mở cửa hoàn toàn từ cuối năm 2022 và đầu năm nay.

Độ chênh lệch khách quốc tế hằng tháng so với năm 2019 ngày càng nhỏ dần kể từ đầu năm nay. UNWTO dự kiến mức giảm hằng tháng từ năm 2019 có thể giảm xuống còn 5% trong năm nay.

Tổng thư ký UN WTO Zurab Pololikashvili đánh giá: “Dữ liệu của UNWTO một lần nữa cho thấy du lịch đang phục hồi mạnh mẽ như thế nào ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng khi du lịch phục hồi, ngành cần phải có sự thích nghi khi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xuất hiện trong những tháng gần đây”.

Do đó, người đứng đầu UNWTO nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng một lĩnh vực toàn diện, bền vững và kiên cường hơn, đồng thời bảo đảm sự phục hồi đi đôi với việc đánh giá lại du lịch thế giới.

unwto-6500.jpg.jpg

(Nguồn: Theo UNWTO)

Theo khu vực, số lượng khách du lịch nước ngoài gần đây tăng đáng kể ở Trung Đông. Lượng khách du lịch trong 7 tháng đầu năm nay đã vượt mức cùng kỳ năm 2019 tới 20%, khiến Trung Đông trở thành khu vực duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng so với năm 2019.

Ngân hàng HSBC cho biết: “Khu vực Trung Đông chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ nhất về du lịch và là khu vực đầu tiên trên thế giới phục hồi vượt mức trước đại dịch”.

Số lượng khách du lịch nước ngoài đến Saudi Arabia tăng khoảng 5,8 triệu so với mức năm 2019. Trong thời gian diễn ra Hajj, cuộc hành hương của người Hồi giáo đến Mecca năm nay, quốc gia này đã tiếp nhận số lượng người hành hương lớn hơn đáng kể. Đại dịch đã khiến Saudi Arabia phải kiểm soát số lượng người hành hương từ năm 2020 đến năm 2022. Sự tăng đột biến trong thời gian diễn ra lễ Hajj đã khiến tổng lượng khách du lịch nước ngoài trong tháng 6 vượt mức năm 2019 hơn 200%.

UAE, Qatar và Jordan cũng góp phần vào sự gia tăng tổng lượng du khách quốc tế của khu vực. Các sự kiện quốc tế, bao gồm Expo 2020 Dubai, được tổ chức từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022 và Giải bóng đá thế giới 2022 tại Qatar đã thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài đến khu vực và dòng khách đến quốc gia này vẫn tăng cao.

Ngược lại với Trung Đông, sự phục hồi của khách du lịch nước ngoài diễn ra chậm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với số liệu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 vẫn thấp hơn 39% so với năm 2019. Sự phục hồi về lượng khách du lịch quốc tế cũng diễn ra chậm tại Thái Lan, một quốc gia du lịch lớn ở châu Á.

Theo UNWTO, bất chấp lạm phát, bao gồm áp lực từ giá dầu có thể tăng cao, lãi suất tăng và biến đổi khí hậu, nhiều chuyên gia dự đoán tổng lượng khách du lịch toàn cầu sẽ vượt mức trước đại dịch vào năm 2024.

Trung Đông tiếp tục hút khách

Điều đáng chú ý là, dù sự phục hồi đã vượt mức năm 2019, các quốc gia Trung Đông vẫn nỗ lực gia tăng khách du lịch nước ngoài, nhằm đưa du lịch phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

Chính phủ Saudi Arabia đặt mục tiêu tăng mức đóng góp của ngành du lịch vào tổng sản phẩm quốc nội lên 10% và tạo ra 1,6 triệu việc làm vào năm 2030 theo “Tầm nhìn Saudi 2030”, một chương trình nhằm giúp đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ.

Vì lý do này, kể từ năm 2019, đất nước này đã nỗ lực phát triển một môi trường tạo điều kiện thu hút khách du lịch nước ngoài. Các biện pháp bao gồm việc cấp thị thực du lịch và thành lập Bộ Du lịch.

Còn tại Dubai, nơi không sản xuất dầu mỏ, đã nỗ lực xây dựng các khách sạn và hệ thống cơ sở lưu trú như một phần trong nỗ lực định vị thành một trung tâm cho du khách, hàng hóa và tiền tệ, với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế của Trung Đông.

Thị phần của Trung Đông trong tổng lượng khách du lịch nước ngoài toàn cầu vẫn ở mức dưới 10%, so với 60% của châu Âu, nhưng điều này có nghĩa là vẫn còn dư địa tăng trưởng đáng kể.

Theo UNWTO, đầu tư du lịch vào Trung Đông vào năm 2022 đạt tổng cộng 12 tỷ USD, vượt mức 10 tỷ USD ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành UNWTO Natalia Bayona bày tỏ lo ngại rằng 66% khoản đầu tư toàn cầu dành cho khu vực khách sạn. Bà cho biết cần phải đa dạng hóa các khoản đầu tư để hỗ trợ các phân ngành khác nhau trong ngành du lịch.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw