Trung Chải giúp người dân thoát nghèo

LCĐT - Trên chiếc xe máy tay ga, đồng chí cán bộ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) đưa tôi đến thôn Sín Chải - thôn có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Sín Chải giờ không còn là thôn đặc biệt khó khăn của xã. Đường vào thôn đã được đổ bê tông. Thôn không còn hộ nghèo và đã được kéo điện thắp sáng. Nhớ lại 3 năm về trước, để lên Sín Chải thực hiện một phóng sự, tôi mất hơn 2 giờ đi bộ trên con đường đất dốc trơn trượt dài 3 km và không ít lần trượt ngã.

Trưởng thôn Sín Chải (ngoài cùng bên phải) trò chuyện cùng vợ chồng ông Chỉn. (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Trưởng thôn Sín Chải (ngoài cùng bên phải) trò chuyện cùng vợ chồng ông Chỉn.                                        (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Vì đã hẹn trước nên anh Chảo Láo Ú, Trưởng thôn Sín Chải không lên đồi tỉa cành quế mà ở nhà đón khách. Trong ngôi nhà rộng rãi mới xây được chất đầy nông sản, anh Ú bảo đó là kết quả từ sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương giúp gia đình có điều kiện phát triển kinh tế. Được biết, năm 2017, các hộ trong thôn được Nhà nước hỗ trợ giống gà, lợn và một số loại cây trồng để phát triển kinh tế. Ngay sau khi nhận giống cây trồng, vật nuôi, UBND xã đã cử cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho người dân để đảm bảo cây trồng, vật nuôi phát triển ổn định. Từ sự hỗ trợ trên, nhiều hộ trong thôn đã vươn lên thoát nghèo và còn dành dụm được vốn đầu tư trồng rừng, mua đất mở rộng diện tích canh tác.

“Trước năm 2017, thôn Sín Chải có 28 hộ thì một nửa thuộc diện nghèo, còn lại là cận nghèo. Nhờ được tỉnh, thị xã và chính quyền địa phương hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên gia đình tôi cùng nhiều hộ trong thôn đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Giờ đây Sín Chải có 39 hộ, nhưng không còn hộ nào nghèo”, anh Ú cho biết.

Gia đình ông Chảo Chỉn và bà Lò Lở Mẩy đông con nên dù chăm chỉ lao động nhưng nhiều năm liền vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo của thôn Sín Chải. Năm 2015, được cán bộ phụ trách thôn vận động, định hướng phát triển kinh tế, vợ chồng ông Chỉn đã mạnh dạn làm thủ tục vay vốn ngân hàng mua gia súc về nuôi và đưa giống lúa, ngô năng suất cao vào canh tác. Tận dụng lợi thế nhà ở trung tâm thôn, ông mở thêm cửa hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn. Sau 3 năm, gia đình ông đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo và đến năm 2019 đã xây được ngôi nhà mới trị giá gần 200 triệu đồng.

Từ ngày nhận được chiếc máy cày cầm tay do Nhà nước hỗ trợ, việc làm đất trồng cấy của gia đình anh Cứ A Lù (thôn Móng Sến 1) trở nên dễ dàng hơn. Với hơn 2 sào ruộng và gần 0,5 ha trồng lạc, việc làm đất hoàn toàn do anh Lù phụ trách. Anh Lù không giấu nổi niềm vui: Ngày trước, dù nhà nhiều đất nhưng vợ chồng tôi cũng chỉ cấy lúa, trồng ngô theo cách tự để giống nên năng suất không cao. Sau khi được cán bộ xã tuyên truyền và hỗ trợ kiến thức trồng trọt, tôi đã mua các giống mới thay thế cách sản xuất truyền thống. Mỗi năm, số thóc thu về không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, chăn nuôi của gia đình, mà còn dư để bán ra thị trường. Đó là động lực để gia đình tôi thoát nghèo bền vững.

Theo ông Đỗ Công Quyền, Chủ tịch UBND xã Trung Chải, trước năm 2017, xã có hơn 71% hộ nghèo, do đó giải “bài toán” giúp dân thoát nghèo luôn là nhiệm vụ được địa phương đặt lên hàng đầu bởi người dân giàu thì xã Trung Chải giúp người dân thoát nghèo mới có nguồn lực để huy động xã hội hóa thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để đạt mục tiêu đề ra, Trung Chải đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực thi đua phát triển sản xuất, không trông chờ hoặc ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Vào mỗi buổi họp thôn, các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, những giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao được cán bộ UBND xã phụ trách thôn giới thiệu đến người dân. Ngoài trồng rừng và một số cây trồng truyền thống (lúa, ngô, sắn), xã vận động bà con mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả (đào, mận, lê) và cây ngắn ngày (đậu tương, lạc, rau màu các loại…) để tăng thu nhập. Xã còn xây dựng các mô hình giúp người dân thoát nghèo như hộ khá giúp hộ nghèo; cho vay vốn, giống không tính lãi … Nhờ đó, xã Trung Chải hiện chỉ còn 225 hộ nghèo trong tổng số 948 hộ của xã, chiếm 23,7%.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

fb yt zl tw