Trụ sở UBND xã Xuân Hòa sau 2 năm bàn giao vẫn chưa có điện

LCĐT - Với kỳ vọng sẽ tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, nhưng sau 2 năm được đưa vào sử dụng, trụ sở UBND xã Xuân Hòa (Bảo Yên), mặc dù được xây dựng mới, đã trở thành nỗi thất vọng lớn khi đến nay, toàn bộ trụ sở vẫn chưa được cấp điện. Một vị lãnh đạo xã chua chát nói: "có lẽ bây giờ Xuân Hòa đang là xã duy nhất của tỉnh còn ở tình cảnh này".

Mỗi ngày sử dụng máy phát điện, xã Xuân Hòa tiêu tốn gần 1 triệu đồng.

Mỗi ngày sử dụng máy phát điện, xã Xuân Hòa tiêu tốn gần 1 triệu đồng.

Cách đây 2 năm, chúng tôi đến công tác tại xã Xuân Hòa cũng là lúc cán bộ xã nơi đây vừa chuyển đến làm việc tại trụ sở mới. Nơi làm việc khang trang, các cơ quan, đoàn thể không phải chung đụng trong căn phòng chật chội như trước, đó thực sự là điều các cán bộ xã ao ước bấy lâu nay. Niềm vui có lẽ cũng khiến người ta tạm thời bỏ qua một sự phiền toái khi ấy, đó là trụ sở xã vẫn chưa được cấp điện. Phòng làm việc của ông Phạm Quang Trung, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa nóng như đổ lửa, trên tay ông Chủ tịch xã lúc nào cũng có sẵn một chiếc quạt nan. Vừa làm việc, tay vừa phe phẩy quạt, ông Trung luôn phải trấn an các cán bộ của mình chắc vài tháng nữa là có điện thôi. Lãnh đạo xã phải “linh động” cho cán bộ được phép mặc áo may ô trong phòng làm việc để chống lại cái nóng bức, ngột ngạt. Ông Trung cho biết, đã nhiều lần đề nghị lên trên, nhưng ngành điện nói hệ thống điện do đơn vị thi công công trình này thực hiện chưa đảm bảo, nên chưa thể đóng điện. Đây đã là mùa hè thứ 3 các cán bộ xã Xuân Hòa làm việc trong trụ sở mới, nhưng mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi. Ông Chủ tịch UBND xã vẫn chiếc quạt nan trên tay, cán bộ xã vẫn tranh thủ mặc áo may ô. Dù đã sang tháng Tám, nhưng phòng làm việc nào cũng nóng hầm hập, cán bộ xã tranh thủ lúc nào ngơi việc là chạy ra bàn uống nước ở hành lang ngồi cho đỡ nóng.

Nhưng đó vẫn chưa phải là điều khiến các cán bộ nơi đây bức xúc nhất. Anh Ma Seo Pủa, cán bộ Tư pháp xã đang tranh thủ viết báo cáo tháng để mang đi đánh máy. Anh cho biết: Do không có điện, nên hầu hết công văn, giấy tờ phải mang ra thị trấn Phố Ràng (cách trụ sở UBND xã 10 km) thuê đánh máy, rồi chạy về UBND xã đóng dấu, nếu phải nộp cho UBND huyện thì lại mất một lượt nữa quay trở ra. “Nếu đánh máy bị lỗi hay lãnh đạo sửa chữa gì đó thì vòng đi vòng lại mất cả ngày mới in được tờ báo cáo” - anh Pủa nói. Chưa tính đến chi phí phải thuê đánh máy và mua văn phòng phẩm bên ngoài, riêng việc đi lại nhiều lần đã khiến cán bộ xã rất bức xúc bởi mất quá nhiều thời gian. Cũng do không được sử dụng thường xuyên, nên hầu hết máy móc, thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in trang bị cho xã đang có nguy cơ hư hỏng. Anh Pủa cho biết: Ngay cả chiếc ấm đun nước và cái tủ lạnh để lâu hiện cũng không thể sử dụng được nữa.

Để tạm thời đối phó với tình trạng không có điện, xã Xuân Hòa đã trang bị máy phát điện, tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng phải tạm dừng vì quá tốn kém. Ông Nguyễn Xuân Thanh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Hiện nay, mỗi khi tổ chức hội nghị, xã lại phải thuê máy phát điện chạy xăng của một hộ dân gần đó để sử dụng với giá 300.000 đồng/ngày, cộng với tiền xăng khoảng 600.000 đồng/ngày. Như vậy, mỗi hội nghị được tổ chức, xã Xuân Hòa đã phải chi phí gần 1.000.000 đồng/ngày. “Quá tốn kém, nên chúng tôi không dám dùng thường xuyên, tuy nhiên, cũng chưa biết đến khi nào mới hết tình trạng này” - ông Thanh nói.

Ngày nào các cán bộ, công chức ở đây cũng phải đi về qua hàng cột điện chỉ cách trụ sở UBND xã vài chục mét như một sự trêu ngươi, không ai biết rõ lý do vì sao trụ sở UBND xã chưa được cấp điện. Sau nhiều lần đề nghị lên ngành điện và đều nhận được một câu trả lời chung chung rằng hạ tầng kỹ thuật không an toàn, nên không thể đóng điện, lãnh đạo xã Xuân Hòa dường như đã quá mệt mỏi khi chúng tôi hỏi đến những vấn đề liên quan. Và hằng ngày, các cán bộ xã lại tự an ủi nhau chắc hết năm nay sẽ có điện thôi!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw