Trống đồng Ngọc Lũ - Sự minh triết trong văn hóa dân tộc Việt Nam

Trống đồng được nhận định như một minh chứng cho những giá trị văn hóa rực rỡ của lịch sử Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm thăng trầm với bao cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông bờ cõi. Những kẻ ngoại bang luôn lăm le xâm chiếm bờ cõi đất nước, muốn đồng hóa dân tộc ta, nhưng bằng một cách thần kỳ nào đó, những nét văn hóa từ ngàn năm vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Một trong những nét văn hoa ấy có trống đồng, một hiện vật chứng minh được một thời đại rất thịnh vượng của cha ông ta.
Trống đồng Ngọc Lũ - Sự minh triết trong văn hóa dân tộc Việt Nam
Ngọc Lũ là một phiên bản trống đồng có kích thước to lớn và cổ kính. Phiên bản Ngọc Lũ có họa tiết hoa văn phong phú và được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam. Tuổi của trống đồng Ngọc Lũ được xác định vào khoảng 2500 năm. Cũng theo xếp loại của Frank Heger, kỹ thuật đúc đồng được xếp hàng tinh xảo, hình ảnh, hoa văn phong phú và hoàn mỹ. Điều này có thể chứng minh được, vào thời kỳ đó của nước ta, văn hóa đã phát triển rất rực rỡ.
Qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trống đồng tồn tại như một bảo tàng lưu giữ những giá trị văn hóa to lớn của người Việt. Theo dòng lịch sử, khi xâm lấn Việt Nam, các thế lực ngoại bang đều muốn đồng hóa dân tộc ta, nhiều ấn phẩm văn hóa theo đó có thể bị chôn vùi theo thời gian. Tuy nhiên, cha ông ta đã vô cùng khéo léo để lại những nét tinh túy trên mặt hoa văn của trống đồng, để con cháu sau này tìm lại có thể hiểu về một thời kỳ đất nước Việt Nam đã phát triển về văn hóa ở một tầng rất cao.
Trống Đồng - Linh phù hộ quốc an dân
Từ xa xưa, tiếng trống đồng vang lên thể hiện sự quyền uy của bậc đế vương, tiếng trống vang lên báo hiệu mùa màng bội thu, báo hiệu những ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tiếng trống đồng làm từ hợp kim đồng có tiếng chắc nịch, theo quan điểm của người Việt xưa thì âm thanh của kim loại vang lên xua đuổi tà ma và những điều không may mắn. Chính vì vậy, trống đồng đi sâu vào văn hóa dân tộc ta như một linh phù hộ quốc an dân.
Kích thước trống đồng Ngọc Lũ - Sự tương thích kỳ diệu với dịch lý
Mặt trống Ngọc Lũ có đường kính là 79.3 cm. Tổng của hai số đầu 7 - 9 là tổng âm dương của bát quái. Số 0.3 lẻ sau có thể tương thích với khái niệm Thiên - Địa - Nhân. Thân trống có đường kính tang trống là 86cm, có tổng tương ứng với 2 nghi + 4 tượng + 8 quái trong dịch lý. Thân trống cao 63cm, tượng trưng cho 9 cung theo Lạc Thư. Như vậy, qua một số kích thước chúng ta thấy rằng những con số có sự liên hệ mật thiết với Kinh Dịch.
Hoa văn có trên trống đồng có liên hệ mật thiết với dịch lý
Các nét hoa văn thể hiện trên trống đồng Ngọc Lũ cũng có nhiều liên hệ rất mật thiết với dịch học. Ở phiên bản Ngọc Lũ, mặt trống thể hiện 16 vòng hoa văn, trong đó có 4 vòng có hình ảnh, tượng trưng cho 64 quẻ trong dịch lý.
Hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ được thể hiện lại
Mỗi một hình tượng hoa văn trên trống đồng được lựa chọn rất khéo léo để thể hiện những hoạt động của con người, loài vật, cho thấy nét thịnh vượng của đương đại. Nhưng đặc biệt hơn cả, những hình tượng ấy thể hiện được từng quẻ trong dịch học một cách rất khéo léo và trùng khớp với nguyên lý kinh dịch hiện nay.
Ngày nay, đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang có những bước phát triển thần tốc, có uy tín không chỉ trong khu vực mà còn có sức ảnh hưởng trên thế giới. Thế hệ trẻ luôn vững tâm xây dựng và phát triển đất nước, không ngừng đổi mới sáng tạo và lưu giữ những nét văn hóa từ ngàn đời xưa.
(Theo VTV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw