Triển lãm "Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam"

Nằm trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2023, Triển lãm "Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam" sẽ diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận từ ngày 27/8 đến 3/9.

Triển lãm sẽ giới thiệu quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của biển, đảo Việt Nam.

Sự kiện do Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức.

Tác phẩm trưng bày tại Triển lãm.
Tác phẩm trưng bày tại Triển lãm.

Trong Triển lãm sẽ có khu trưng bày chung với chủ đề "Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam" với 270 hình ảnh, hiện vật, tạo góc nhìn tổng quát về biển, đảo Việt Nam. Khu trưng bày chia theo 4 nội dung chính. Đầu tiên là "Tư liệu, hiện vật về văn hóa biển, đảo Việt Nam trong lịch sử". Phần này trưng bày bản đồ cổ, các tư liệu Hán - Nôm, châu bản triều Nguyễn về chủ quyền biển đảo đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; hình ảnh, kỷ vật đoàn tàu không số, đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Bên cạnh đó là hiện vật cổ về văn hóa biển đảo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử như: Trang phục lễ hội cư dân vùng biển; bộ sưu tập ngư cụ đánh bắt và công cụ lao động sản xuất cư dân vùng biển của các bảo tàng, nhà sưu tập tư nhân. Trong đó có thuyền, lưới đánh cá và gần 200 hiện vật gốm cổ vùng biển của nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn (Bình Thuận), qua đó giúp công chúng hiểu, cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống đời thường của cộng đồng ngư dân vùng biển.

Tiếp theo là phần "Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam" gồm những hình ảnh thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc gắn với xây dựng đời sống văn hóa cư dân trên các vùng biển, đảo Việt Nam...

Phần ba là "Trưng bày ảnh nghệ thuật về biển, đảo Việt Nam", giới thiệu về nét đẹp văn hóa biển, đảo Việt Nam thông qua các tác phẩm ảnh nghệ thuật. Những hình ảnh này góp phần làm nổi bật tình yêu quê hương đất nước, giới thiệu các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương ven biển, tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo; sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề vùng biển cùng hoạt động bảo vệ môi trường biển, đảo, bảo tồn hệ sinh thái biển; giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí, âm nhạc về biển đảo.

Phần cuối là "Tuổi trẻ Việt Nam với biển, đảo quê hương" tập trung giới thiệu hình ảnh sinh động thắm tình quân dân miền biển đảo; hiện vật đặc biệt như cờ Tổ quốc được treo trên đảo Trường Sa và các nhà giàn DK1, hình ảnh đoàn công tác trao quà thăm hỏi động viên chiến sỹ ngoài đảo xa...

Trong khuôn khổ Triển lãm còn có không gian trưng bày "Sắc màu di sản văn hóa, biển đảo" của các tỉnh, thành phố. Cụ thể, 22 tỉnh, thành phố tham gia Triển lãm lần này sẽ mang đến những sắc màu văn hóa đặc trưng, di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu, sinh hoạt đời sống cư dân gắn với biển, đảo của từng địa phương và những điểm đến du lịch được du khách yêu thích. Đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch biển bền vững gắn với giá trị di sản văn hóa của địa phương.

Tại Triển lãm sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống giới thiệu nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trình diễn nghệ thuật đường phố giúp người dân và du khách hiểu hơn về nét đẹp của từng vùng, miền Việt Nam.

Điểm nhấn của chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật là lễ hội đường phố với chủ đề Sắc màu Bình Thuận, có sự tham gia của hơn 400 người và các đoàn nghệ thuật địa phương như đoàn Lân sư rồng Phan Thiết, đoàn lễ hội Nghinh Ông, đoàn lễ hội cầu ngư Vạn Thùy Tú Phan Thiết, đoàn lễ hội Ka tê của đồng bào dân tộc Chăm cùng các tiết mục tôn vinh loại hình di sản văn hóa phi vật thể như dân ca quan họ, bài chòi, hát xẩm, múa rối cạn…

Triển lãm "Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam" nhằm giới thiệu quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của biển, đảo Việt Nam. Qua đó, góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tránh nhiệm với biển, đảo quê hương.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

fb yt zl tw