Toàn tỉnh có 322 dòng nông sản an toàn được cấp QR Code

Việc cấp QR Code không chỉ minh bạch hóa nông sản của Lào Cai mà còn góp phần đẩy mạnh số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tính đến hết tháng 4/2023, toàn tỉnh có 101 doanh nghiệp/hợp tác xã (HTX) tham gia với 322 dòng nông sản an toàn được cấp QR Code; 161 doanh nghiệp/ HTX tham gia tương tác, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trên hệ thống thương mại điện tử với 237 dòng sản phẩm. Cùng với đó, toàn tỉnh đã cập nhật thông tin của 124 chuỗi sản phẩm trên Hệ thống thông tin quản lý chuỗi sản phẩm nông sản an toàn được cấp xác nhận.

ocop-3.jpg
Trưng bày nông sản đặc hữu của tỉnh Lào Cai.

Song song với cấp QR Code, tỉnh Lào Cai cũng đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn kết nối nông sản 970 trực tuyến “Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc”; giới thiệu hơn 80 dòng nông sản an toàn, sản phẩm được chứng nhận OCOP đạt 3 sao, 4 sao của tỉnh.

Tỉnh còn hỗ trợ đăng ký cho Hội Nông sản an toàn tham gia 3 hội chợ tại các tỉnh, thành phố; kết nối với các địa phương trong cả nước giới thiệu và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu thụ trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, nhất là quả dứa của Lào Cai.

z3268768176055-e23d4ea3435d56d86a5e5902ca4752ae-1647568534.jpg
Nông sản của Lào Cai được cấp mã QR.

Thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản. Đồng thời, tăng cường quảng bá, giới thiệu, tiếp thị các mặt hàng chủ lực của tỉnh như quế, chè sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… để nâng cao giá trị sản phẩm; quản lý, phát triển các thương hiệu sản phẩm đã được xây dựng gồm 46 nhãn hiệu tập thể, 17 nhãn hiệu chứng nhận, 2 chỉ dẫn địa lý để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Huyện Lục Ngạn tìm hiểu, kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều tại Lào Cai

Huyện Lục Ngạn tìm hiểu, kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều tại Lào Cai

Sáng 27/5, Đoàn công tác huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) do đồng chí Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai về việc kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành).

Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm

Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm

Hầu hết phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa như Mông, Dao, Xá Phó… thường giữ nghề may thêu truyền thống với đặc trưng của từng dân tộc. Không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình, các sản phẩm thổ cẩm còn trở thành hàng hóa, được nhiều du khách chọn mua.

Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Sau khi NHNN tiếp tục giảm 0,5% một số loại lãi suất điều hành, đại diện các ngân hàng thương mại khẳng định, đang theo sát chỉ đạo và sẽ khẩn trương triển khai đợt giảm lãi suất để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, của người dân, cũng như là hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển chung.

Ưu tiên hàng đầu cho xuất khẩu vải thiều

Ưu tiên hàng đầu cho xuất khẩu vải thiều

Ngày 12/5 bắt đầu có xe chở quả vải tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành). Từ ngày 18/5 đến nay, lượng xe chở quả vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng, có ngày lên tới 20 xe.

Khó khăn trong khai thác vật liệu san lấp

Khó khăn trong khai thác vật liệu san lấp

Trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều dự án trọng điểm, nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp rất lớn, tuy nhiên thủ tục cấp phép khai thác vật liệu san lấp phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.

fb yt zl tw