Thực hiện quy định về tuổi nghỉ hưu: Mong cơ chế mở với lao động trực tiếp

Thực hiện Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động thực hiện theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 4 tháng để từ năm 2028 trở đi tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 62 tuổi; từ năm 2035 trở đi tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 60 tuổi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trên bình diện chung, việc điều chỉnh này là phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay, những người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp mong muốn có một cơ chế mở, giảm độ tuổi nghỉ hưu phù hợp với công việc họ đang đảm nhận.

Người lao động làm việc tại Công ty TNHH Channel Well Technology Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh).

Người lao động làm việc tại Công ty TNHH Channel Well Technology Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh).

Đề xuất độ tuổi nghỉ hưu phù hợp

Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Giầy Thượng Đình (quận Thanh Xuân) Nguyễn Bích Thủy thông tin, vấn đề được nhiều nữ công nhân ngành da giầy quan tâm hiện nay là tuổi nghỉ hưu bởi công việc của họ khá nặng nhọc, tuổi càng cao càng ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì thế, các nữ công nhân mong muốn tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi như trước để tránh phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, người lao động để được hưởng lương hưu hằng tháng phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Về vấn đề này, theo bà Nguyễn Bích Thủy, nhiều lao động đi làm từ 18 tuổi có số năm đóng bảo hiểm xã hội thừa so với quy định (số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định để nghỉ hưu theo quy định của nữ là 30 năm và nam là 35 năm) nhưng lại chưa đủ tuổi về hưu. Do đó, chỉ khi xem xét cho chuyển số năm thừa đóng bảo hiểm bù vào số tuổi còn thiếu theo quy định về tuổi nghỉ hưu thì mới bảo đảm được quyền lợi người lao động.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội Nguyễn Văn Hòa cũng đề xuất nhóm làm công việc trực tiếp cần có tuổi nghỉ hưu phù hợp hơn. Theo đó, chỉ nên áp dụng tuổi nghỉ hưu 62 đối với nam và 60 đối với nữ cho đối tượng người lao động làm công việc gián tiếp...

Trong khi đó, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Đồ chơi Chee Wah Việt Nam (huyện Chương Mỹ) Ngô Thị Hồng Hà cho rằng, lao động trực tiếp bị áp chung quy định độ tuổi nghỉ hưu như hiện nay là quá dài bởi thực tế, nhiều trường hợp người lao động chỉ đi làm được trong 15 năm.

Ở góc độ người lao động, anh Nguyễn Đan Đích (40 tuổi, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn) cho hay, sau 15 năm làm ở xưởng sản xuất linh kiện xe máy, đến nay sức khỏe của anh đã có dấu hiệu đi xuống, khó bảo đảm công việc về lâu dài. Vì vậy, anh Đích kiến nghị một số nhóm lao động nặng nhọc nên được nghỉ hưu ở độ tuổi phù hợp.

Bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc

Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) Tạ Văn Dưỡng cho biết, quá trình góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều công nhân sản xuất trực tiếp ở các doanh nghiệp mong muốn được giảm tuổi nghỉ hưu so với quy định hiện hành. Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều đơn vị cũng mong muốn cho người lao động được nghỉ hưu sớm hơn, bởi những người lớn tuổi khó đáp ứng được yêu cầu công việc trong một số công đoạn.

“Quy định về cắt giảm lao động hiện nay khá đơn giản, chỉ cần một đề án sắp xếp lại sản xuất là doanh nghiệp có thể cắt giảm hàng nghìn công nhân và nhóm đầu tiên họ nhắm đến luôn là người lớn tuổi”, ông Tạ Văn Dưỡng nêu thực tế.

Đại diện Công đoàn Hà Nội cũng cho rằng, bên cạnh việc quản lý nhà nước chặt chẽ, tránh việc doanh nghiệp lách luật, cũng nên phân loại nhóm lao động trực tiếp và một số khu vực sản xuất được nghỉ hưu sớm, đáp ứng mong muốn của công nhân. Bởi đây là nhóm có nguy cơ mất việc, song lại chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo luật định. Trong khi đó, nếu bị sa thải hay trong một thời gian không có việc làm, người lao động thường lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống.

Liên quan đến vấn đề này, trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, cử tri nhiều tỉnh trong cả nước đã gửi kiến nghị đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giảm tuổi nghỉ hưu xuống 55 đối với nữ và 60 đối với nam cho công nhân lao động trực tiếp tại các khu công nghiệp làm việc nặng nhọc, độc hại hoặc một số ngành nghề đặc thù khác.

Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, trong quá trình xây dựng Bộ luật Lao động 2019, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt có liên quan. Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhằm bảo đảm thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Công ty cổ phần Minh Sơn là một trong những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai. Với 30 năm kinh nghiệm, đặc biệt là có thế mạnh trong xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công ty đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Thúc đẩy nguồn lực lao động đi làm việc tại nước ngoài

Thúc đẩy nguồn lực lao động đi làm việc tại nước ngoài

Theo con số thống kê từ các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong quý I năm 2024, cả nước đã đưa 35.933 người ra nước ngoài làm việc. Trong đó, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc cùng một số quốc gia châu Âu tiếp tục là những thị trường lớn, có nhiều lao động Việt Nam sang làm việc.

Bộ LĐTBXH phản hồi kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần

Bộ LĐTBXH phản hồi kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn, để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa luật...

Hong Kong ưu tiên cấp thị thực cho lao động tay nghề cao và du khách Việt Nam

Hong Kong ưu tiên cấp thị thực cho lao động tay nghề cao và du khách Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, trả lời câu hỏi của một số thành viên tại cuộc họp của Hội đồng Lập pháp Hong Kong (Trung Quốc) ngày 20/3, Cục trưởng An ninh Đặng Bỉnh Cường cho biết sau khi Hong Kong mở chương trình thị thực (visa) việc làm cho lao động tay nghề cao đến từ Việt Nam, Lào và Nepal vào ngày 25/10/2023, tính đến ngày 29/2, chính quyền đặc khu đã nhận được 132 hồ sơ từ 3 quốc gia này, trong đó 109 đơn đã được phê duyệt và số hồ sơ còn lại đang trong quá trình phê duyệt.

Bảo Thắng nỗ lực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Bảo Thắng nỗ lực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mỗi năm, huyện Bảo Thắng có khoảng 1.200 người bước vào độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ là lợi thế nhưng cũng tạo ra sức ép cho địa phương trong vấn đề giải quyết việc làm. Do đó, Bảo Thắng xác định đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, định hướng cho người dân đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề việc làm.

Thành phố Lào Cai quan tâm giải quyết việc làm

Thành phố Lào Cai quan tâm giải quyết việc làm

Thành phố Lào Cai có 65% dân số ở độ tuổi lao động. Ước tính mỗi năm, thành phố có hơn 1.800 người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đi làm thuê, về làm chủ

Đi làm thuê, về làm chủ

Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, trình độ học vấn, tập quán sinh hoạt… nhiều người lao động ở Lào Cai khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã học được tính kỷ luật, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, điều hành của nước bạn. Trong hành trình tìm kiếm ước mơ “đi làm thuê, về làm chủ”, bên cạnh số tiền tiết kiệm, nhiều người trong số đó đã chọn cho mình con đường khởi nghiệp khi trở về.

Thị trường lao động đầu năm

Thị trường lao động đầu năm

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn, các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường sản xuất, kinh doanh, người lao động cũng khẩn trương trở lại làm việc. Những ngày đầu năm, thị trường lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động với nhiều tín hiệu tích cực.

fb yt zl tw