Thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định từ quản lý tín chỉ carbon

Việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 đã và đang là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ cùng ngành Tài nguyên và Môi trường. Do đó, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Diện tích rừng của người dân ở huyện Gio Linh (Quảng Trị). Ảnh minh họa
Diện tích rừng của người dân ở huyện Gio Linh (Quảng Trị). Ảnh minh họa

Trước tình hình đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-BTNMT triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ cho đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; về quản lý tín chỉ carbon, phương thức tạo tín chỉ carbon, phát triển thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới.

Theo Kế hoạch trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể về chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trong nước và ra nước ngoài.

Cùng với đó, xây dựng và ban hành Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của lĩnh vực quản lý chất thải theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone; nghiên cứu thiết lập Hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải theo NDC; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của lĩnh vực quản lý chất thải.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường carbon tuân thủ. Bộ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan và địa phương có rừng xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon rừng với các đối tác quốc tế; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Bộ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường carbon.

Bộ cũng phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ carbon, trao đổi tín chỉ carbon; yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trên địa bàn.

Về tổ chức thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung hoàn thiện để trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP; chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Vụ Môi trường hoàn thiện dự thảo Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm khí methanol trong lĩnh vực quản lý chất thải đến năm 2030 theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ; nghiên cứu, đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của lĩnh vực quản lý chất thải.

Cục Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường thiết lập Hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế.

Cùng với đó chủ trì, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bộ trong tổ chức đàm phán, ký kết và triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo NDC; thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm tuyên truyền sâu rộng về việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC; về quản lý tín chỉ carbon, phương thức tạo tín chỉ carbon, phát triển thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới.

Cục Biến đổi khí hậu cũng phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon rừng với các đối tác quốc tế; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp…

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Miền Bắc có thể đón lũ kỷ lục

Miền Bắc có thể đón lũ kỷ lục

Mưa lớn kinh hoàng đã xảy ra và đang tiếp tục ở vùng núi phía Bắc, nhất là các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang. Lũ trên sông Thao, sông Lục Nam trên mức báo động 3. Nguy cơ cực kỳ cao xảy ra ngập úng sâu ở nơi trũng thấp và sạt lở đất ở khu vực này.

Ấm tình người giữa bão lũ Sa Pa

Ấm tình người giữa bão lũ Sa Pa

Ngày 8/9, tại thôn Hòa Sử Pán 1, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa xảy ra trận sạt lở đất kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân nơi đây. Giữa những đau thương, mất mát của bà con, rất nhiều lực lượng, cơ quan, đơn vị đã chung tay hỗ trợ người dân vùng lũ vượt qua khó khăn, có nơi ăn, nghỉ an toàn, sớm ổn định cuộc sống sau cơn lũ dữ.

Tin lũ khẩn cấp trên sông Hồng tại Bảo Hà

Tin lũ khẩn cấp trên sông Hồng tại Bảo Hà

Theo thông tin từ Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, trong 12 giờ qua, do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực kết hợp với điều tiết xả lũ của các hồ chứa phía thượng nguồn, lũ trên sông Hồng tại Bảo Hà (huyện Bảo Yên) và thành phố Lào Cai; suối Nhù tại Văn Bàn tiếp tục lên nhanh. Lũ trên sông Hồng tại Bảo Hà hiện trên báo động 3 - mức nguy hiểm.

Mưa lớn tiếp diễn tại nhiều địa phương trong tỉnh

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (9/9): Mưa lớn tiếp diễn tại nhiều địa phương trong tỉnh

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm và ngày mai (9/9), chịu ảnh hưởng của vùng thấp suy yếu từ bão số 3 nên thời tiết các địa phương trong tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa vừa, mưa to và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió Đông Nam cấp 2 - 3. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

[Ảnh] Những hình ảnh đẹp của lực lượng chức năng giúp người dân vùng lũ

[Ảnh] Những hình ảnh đẹp của lực lượng chức năng giúp người dân vùng lũ

Mưa lớn liên tục trong nhiều giờ qua khiến nước sông, suối dâng cao gây ngập lụt, sạt lở đồi và nhiều tuyến đường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng các địa phương trong tỉnh đã ra sức hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn, khắc phục sạt lở, dầm mình trong mưa để cảnh báo, hướng dẫn người dân tại những khu vực nguy hiểm...

[Ảnh] Lũ trên sông Hồng lên nhanh

[Ảnh] Lũ trên sông Hồng lên nhanh

Do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực kết hợp với điều tiết xả lũ của các hồ chứa phía thượng nguồn khiến lũ trên sông Hồng lên nhanh. Theo thông tin từ Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, mực nước lúc 15 giờ ngày 8/9 trên sông Hồng tại Lào Cai là 79,49m, dưới báo động 1 là 0,51m; trên sông Hồng tại Bảo Hà là 56,83m, dưới báo động 3 là 0,17m.

Cách phòng chống bệnh dịch sau bão

Cách phòng chống bệnh dịch sau bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

fbytzltw