Thừa Thiên Huế là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn

Diễn đàn Du lịch Huế năm 2020 vừa được tổ chức với chủ đề “Kết nối lữ hành- Huế, điểm đến an toàn và thân thiện".

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế năm 2020 với chủ đề “Kết nối lữ hành- Huế, điểm đến an toàn và thân thiện” nhằm thực hiện các giải pháp kích cầu du lịch nội địa, hỗ trợ ngành du lịch địa phương phục hồi ngay trong và sau dịch bệnh Covid-19. Diễn đàn thu hút 300 đại biểu là các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ… tham gia trao đổi, hiến kế cho chương trình phục hồi, phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế.

Đại Nội thu hút khách du lịch đến tham quan.
Đại Nội thu hút khách du lịch đến tham quan.

Diễn đàn hướng đến các mục tiêu đánh giá khả năng hồi phục du lịch Thừa Thiên Huế sau dịch bệnh Covid-19; xác định các đối tượng, thị trường khách trở lại Huế và Miền Trung trong bối cảnh hậu dịch Covid-19. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: phát triển du lịch nội địa là định hướng lâu dài. Để thu hút khách đến tham quan du lịch cần phải đủ độ hấp dẫn, đảm bảo an toàn cho khách về mọi mặt.

“Khách đến đây là người ta chiêm ngưỡng, người ta kỳ vọng vào nền văn hóa sâu xa ở đây. Huế có thể hoàn toàn tự hào là những ẩm thực hàng đầu. Vậy chúng ta hãy phát triển trở thành sản phẩm du lịch thật bền vững đó là ẩm thực Huế. Kết hợp hài hòa với chăm sóc sức khỏe, chúng ta sẽ tạo ra một hệ thống các dịch vụ để giữ chân khách tốt hơn nữa", ông Bình chia sẻ.

Đại Nội Huế về ban đêm.
Đại Nội Huế về ban đêm.

Theo ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty Du lịch Vietravel: đối với Huế trước nay vẫn thiên về tham quan di tích lịch sử, tuy nhiên hệ thống biển, đầm phá... vẫn chưa được khai thác hết. Vì vậy Huế nên chú ý đến khía cạnh này để hoàn chỉnh thêm hệ sản phẩm của mình. Ông Trần Đoàn Thế Duy cho rằng: “Trước mắt là khẳng định Huế là điểm đến an toàn và mến khách. Thứ hai là về mặt sản phẩm nên có mở rộng ra liên kết giữa Huế với Quảng Nam và Đà Nẵng như các chương trình 3 địa phương đã công bố. Chúng ta triển khai các cam kết để đi vào thực chất, để tạo ra những sản phẩm có hệ giá trị về văn hóa, tinh thần, vật chất hoàn chỉnh, phong phú đa dạng, từ đó tạo thêm cái giá trị cho khách du lịch đến với Huế nói riêng, cũng như miền Trung nói chung.”

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch cả nước nói chung và ngành du lịch Huế nói riêng. Năm tháng đầu năm 2020, tổng thiệt hại về doanh thu từ du lịch của Huế khoảng 2.250 tỷ đồng, lượng khách giảm 55% so với cùng kỳ. Trước những khó khăn đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng Chương trình kích cầu du lịch năm 2020 và cùng thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam ký kết Chương trình hành động liên kết 3 địa phương. Trong đó, trước mắt hướng đến thị trường khách du lịch nội địa. Sau đó, xúc tiến, khai thác thị trường khách quốc tế gần, an toàn vào giai đoạn cuối năm. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế tập trung một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch quảng bá sản phẩm du lịch- dịch vụ. Các điểm tham quan Đại Nội Huế và các di tích sẽ mở cửa miễn phí hoặc giảm 50% phí, tăng cường các chương trình biểu diễn miễn phí tại Đại nội Huế để phục vụ khách du lịch.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở du lịch Thừa Thiên Huế cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung, đẩy mạnh thông điệp của lãnh đạo cao cấp của 3 địa phương, về một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn đối với du khách. Phải đẩy mạnh liên kết. Trên cơ sở có sự liên kết giữa các cơ quan chính quyền với các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa các cơ sở lưu trú với vận chuyển với các dịch vụ, để tạo ra những sản phẩm du lịch, vừa đảm bảo chất lượng nhưng vừa có độ kích cầu rõ để thu hút khách du lịch đến với 3 tỉnh Huế-Quảng Nam-Đà Nẵng"./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

fb yt zl tw