Thư viện số cộng đồng đầu tiên của cả nước

Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ (Quảng Nam) được trang bị hệ thống thiết bị, máy tính hiện đại, kết nối đến hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế, hệ thống sách điện tử.

Thư viện số đầu tiên của cả nước được khai trương ở thành phố Tam Kỳ.

Thư viện số đầu tiên của cả nước được khai trương ở thành phố Tam Kỳ.

Ngày 21/4, UBND thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam tổ chức khai trương Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ và khai mạc các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Năm Quốc gia khởi nghiệp - Tam Kỳ 2023. Đây là thư viện số cộng đồng đầu tiên của cả nước, được đặt tại Quảng trường 24/3.

Ngoài hàng nghìn đầu sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ được trang bị hệ thống thiết bị, máy tính hiện đại, kết nối đến hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế (mua bản quyền để khai thác và sử dụng), hệ thống sách đọc điện tử.

Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ được trang bị hệ thống thiết bị, máy tính hiện đại, kết nối đến hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế.

Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ được trang bị hệ thống thiết bị, máy tính hiện đại, kết nối đến hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế.

Người dân sẽ được tự do khai thác phục vụ đa lĩnh vực như vui chơi, giải trí, nghiên cứu… thông qua máy tính, màn hình cảm ứng. Người dân vào thư viện chỉ cần đăng ký sẽ dễ dàng tìm kiếm, tham khảo và đọc nhiều đầu sách.

Phó chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ Nguyễn Minh Nam cho hay thư viện số ra đời với mong muốn tạo không gian đọc cho người dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu nhi.

"Điều này góp phần phát triển văn hóa đọc và phong trào học tập suốt đời, vừa tạo không gian văn hóa kết nối xã hội tích cực; hướng đến xây dựng thành phố học tập toàn cầu do UNESCO khởi xướng. Qua đó dẫn dắt việc chuyển đổi số, phát triển các không gian đọc trong giáo dục và các trung tâm sinh hoạt cộng đồng; UBND thành phố đã chủ động kết nối, làm việc với các chuyên gia để tham vấn phương án thiết kế, vận hành, đến nay Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ đã chính thức đi vào hoạt động", ông Nam nói.

Thư viện số ra đời, tạo không gian đọc cho người dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu nhi.

Thư viện số ra đời, tạo không gian đọc cho người dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu nhi.

Phó chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ cho hay kỷ nguyên công nghệ 4.0 đã mở ra một thời đại mà ở đó sách và tài liệu giấy không còn ở vị trí độc tôn.

"Các thư viện đã không còn là sự lựa chọn duy nhất khi muốn tìm kiếm và tra cứu thông tin. Ngày càng có xu hướng sử dụng tài liệu điện tử, số hóa với nhiều lợi ích vượt trội đã và đang tác động trực tiếp làm thay đổi căn bản thư viện trên các khía cạnh như khai thác thông tin số, lưu trữ thông tin số và quản trị dữ liệu, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ cá nhân hóa… tất cả đều nhằm mục tiêu mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng - những công dân số trong nền kinh tế tri thức", ông Nam nói.

Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ được xây dựng nằm trong tổng thể chương trình chuyển đổi số và thành phố thông minh cũng như tạo lập các không gian sinh hoạt cộng đồng thành phố. Đây là nơi để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, giao lưu tác giả - tác phẩm; truyền cảm hứng và lan tỏa văn hóa đọc cho cộng đồng; nơi trao đổi sách, tặng sách.

Zingnews

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw